a) Ý thức là gì?
Từ “ý thức” có thể đƣợc dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ý thức thƣờng đƣợc dùng đồng nghĩa với tinh thần, tƣ tƣởng… (ý thức tổ chức, ý thức kỉ luật…). Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức đƣợc dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lí con ngƣời.
Vậy ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con ngƣời mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con ngƣời hiểu đƣợc các tri thức (hiểu biết) mà con ngƣời đã tiếp thu đƣợc (Là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh).
Có thể ví ý thức nhƣ “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lí) do “cặp mắt thứ nhất” (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, cảm xúc…) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: Ý thức là tồn tại đƣợc nhận thức.
b) Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con ngƣời về thế giới. – Nhận thức các bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.
– Dự kiến trƣớc kế hoạch hành vi, kết quả của nó, làm cho hành vi mang tính có chủ định.
Ý thức thể hiện thái độ của con ngƣời đối với thế giới. Ý thức không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới mà còn thể hiện thái độ đối với nó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Ý thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác, động vật không biết “tỏ thái độ” đối với sự vật nào cả…”.
Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con ngƣời:
Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ rõ thái độ với thế giới. Ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi của con ngƣời đạt tới mục đích đã đề ra. Vì thế ý thức có khả năng sáng tạo. V.I.Lênin nói: “Ý thức của con ngƣời không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn sáng tạo nó”.
Khả năng tự ý thức: con ngƣời không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn, con ngƣời có khả năng tự ý thức, có nghĩa là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
c) Cấu trúc của ý thức
Ý thức là một cấu trúc tâm lí phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con ngƣời một chất lƣợng mới. Trong ý thức có ba mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con ngƣời.
Mặt nhận thức
– Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức.
– Quá trình nhận thức lí tính là bậc tiếp theo trong một nhận thức của ý thức, đem lại cho con ngƣời những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ý thức giúp con ngƣời hình dung ra trƣớc kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.
Mặt thái độ của ý thức, nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá
của chủ thể đối với thế giới.
Mặt năng động của ý thức. Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con ngƣời
làm cho hoạt động của con ngƣời có ý thức. Đó là quá trình con ngƣời vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Vì thế nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí… đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.