a) Thế nào là phát triển tâm lí (về phương diện cá thể của con người)?
– Tuân theo nguyên lí chung của mọi sự phát triển trong thế giới, sự phát triển tâm lí của con ngƣời, từ lúc sinh ra đến khi qua đời, trải qua nhiều giai đoạn (gọi là những giai đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lí, tìm ra quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lí trong từng giai đoạn, cũng nhƣ quy luật và cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận và thực tiễn. Sự phát triển tâm lí con ngƣời về phƣơng diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lƣợng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.
– L.X.Vƣgôtxki (nhà tâm lí học Liên Xô) đã căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lí có những đột biến để xác định thời kì phát triển tâm lí.
A.N.Lêônchiev chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lí của con ngƣời gắn liền với sự phát triển hoạt động của con ngƣời trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác giữ vai trò phụ. Sự phát triển tâm lí của con ngƣời phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. Các nhà tâm lí học đã chỉ rõ:
+Hoạt động chủ đạo ở tuổi sơ sinh (từ 0 – 1 tuổi) là hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp với ngƣời lớn, trƣớc hết là với cha mẹ.
+Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3–6 tuổi). +Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh.
+Hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi thanh niên và ngƣời trƣởng thành.
Các hoạt động chủ đạo có tác dụng quyết định chủ yếu nhất đối với sự hình thành những nét căn bản và đặc trƣng cho giai đoạn hoặc thời kì lứa tuổi; đồng thời quy định tính chất của các hoạt động khác.
b) Các giai đoạn phát triển tâm lí theo lứa tuổi
Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi:
– Thời kì từ 0 đến 2 tháng đầu (sơ sinh). – Thời kì từ 2 đến 12
tháng (hài nhi) Giai đoạn trƣớc tuổi học
– Thời kì vƣờn trẻ (từ 1 đến 3 tuổi). – Thời kì mẫu giáo (từ 3
đến 6 tuổi). Giai đoạn tuổi đi học
– Thời kì đầu tuổi học (nhi đồng hoặc học sinh tiểu học, từ 6 đến 11 tuổi).
– Thời kì giữa tuổi học (thiếu niên hoặc học sinh phổ thông trung học cơ sở, từ 12 đến 15 tuổi).
– Thời kì cuối tuổi học (hay tuổi thanh niên, hoặc học sinh phổ thông trung học, từ 15 đến 18 tuổi).
– Thời kì sinh viên: từ 18 đến 23, 24 tuổi.
Giai đoạn tuổi trƣởng thành: từ 24, 25 tuổi trở đi.
Giai đoạn ngƣời già: từ sau tuổi về hƣu, 55 – 60 tuổi trở đi.
Created by AM