Các cảm giác ở con ngƣời luôn tác động qua lại với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dƣới ảnh hƣởng của một cảm giác kia. Sự tác động qua lại đó diễn ra theo một quy luật chung nhƣ sau: sự kích thích yếu lên một giác quan này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một giác quan kia, sự kích thích mạnh lên một giác quan này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một giác quan kia.
Ví dụ, khi uống một cốc nƣớc đƣờng còn nóng thì cảm thấy ít ngọt hơn khi uống cũng cốc nƣớc đƣờng đó nhƣng để nguội. Nhƣ vậy, nhiệt giác đã ảnh hƣớng đến vị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp, giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tƣơng phản chính là hiện tƣợng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại. Đó là sự thay đổi cƣờng độ và chất lƣợng của cảm giác dƣới ảnh hƣởng của một kích thích cùng loại xảy ra trƣớc đó hay đồng thời.
Ví dụ, nếu ta đặt 2 tờ giấy màu xám nhƣ nhau lên thột cái nền trắng và một cái nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy màu xám đặt trên nền trắng xám hơn tờ giấy màu xám đặt trên nền đen. Đó là sự tƣơng phản đồng thời. Sau khi nhúng tay vào nƣớc lạnh, nếu ta nhúng tay vào nƣớc ấm thì ta có cảm giác nƣớc có vẻ nóng hơn. Đó là sự tƣơng phản nối tiếp.