Khái niệm về hành động ý chí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 100 - 101)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

5.2.2.1. Khái niệm về hành động ý chí

Không phải hành động nào của con ngƣời cũng đều là hành động ý chí cả, ví dụ các hành động xung động, các hành động bột phát, các hành động tự động hoá (sẽ nói sau). Chỉ có hành động nào đƣợc điều chỉnh bởi ý chí mới đƣợc gọi là hành động ý chí. Hành động ý chí có các đặc tính sau:

– Có mục đích đề ra từ trƣớc một cách có ý thức;

– Có sự lựa chọn phƣơng tiện, biện pháp để thực hiện mục đích;

– Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.

Căn cứ theo sự có mặt đầy đủ hay không đầy đủ của ba đặc tính trên, ngƣời ta chia ra ba loại hành động ý chí

sau:

Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhƣng hai đặc

tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Loại hành động này còn đƣợc gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.

Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất ngắn

ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này, các đặc tính trên tựa nhƣ hoà nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.

Hành động ý chí phức tạp: đây là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc

tính trên đƣợc thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Ý chí của con ngƣời đƣợc bộc lộ chính là trong loại hành động ý chí phức tạp này.

Vậy có thể nói, hành động ý chí điển hình là hành động đƣợc hƣớng vào những mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại, do đó, phải có sự hoạt động tích cực của tƣ duy là những sự nỗ lực ý chí đặc biệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)