b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con
6.2.5.2. Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ – lôgic
a/ Trí nhớ vận động: Loại trí nhớ này phản ánh những cử động và những hệ thống cử
động. Ý nghĩa to lớn của nó là ở chỗ: nó là cơ sở để hình thành các kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau: đi đứng, viết vẽ v.v… Sự “khéo chân, khéo tay”, những “bàn tay vàng”… là những biểu hiện của một trí nhớ vận động tốt.
b/ Trí nhớ cảm xúc: Loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con ngƣời.
Những rung cảm, trải nghiệm đƣợc giữ lại trong trí nhớ bộc lộ nhƣ là những tín hiệu kích thích hành động, hoặc kìm hãm hành động mà trƣớc đây đã gây nên những rung cảm dƣơng tính hoặc âm tính. Khả năng đồng cảm với ngƣời khác, với các nhân vật trong sách… đều dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc.
c/ Trí nhớ hình ảnh: Đó là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tƣợng thị giác,
thính giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tƣợng đã tác động vào ta trƣớc đây. Loại này đặc biệt phát triển ở những ngƣời làm nghề nghệ thuật. Một số ngƣời có trí nhớ tri giác – loại trí nhớ mà biểu tƣợng của nó nảy sinh trong óc một cách rất sống động, tựa nhƣ sự vật, hiện tƣợng đang có ở trƣớc mặt, nhƣ ta “nhìn thấy” những sự vật không có trƣớc mặt. “nghe thấy” những âm thanh không có trong hiện tại.
d/ Trí nhớ từ ngữ – lôgic: Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, tƣ tƣởng của con
ngƣời. Ý nghĩ, tƣ tƣớng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ đƣợc, vì thế gọi là loại trí nhớ từ ngữ – lôgic. Hệ thống tín hiệu thứ hai giữ vai trò chính trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ chủ đạo ở con ngƣời, giữ vai trò chính trong việc lĩnh hội tri thức ở học sinh.