Việc nghiên cứu trí tuệ hiện này là một trong những vấn đề đƣợc tranh luận sôi nổi trong tâm lí học. Có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này. Có nhiều khuynh hƣớng và trƣờng phái khác nhau trong việc giải quyết vấn đề này. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã phát biểu những quan điểm hoàn toàn trái ngƣợc nhau về bản chất và các con đƣờng nghiên cứu trí tuệ bằng thực nghiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta ngày càng quan tâm đến vấn đề bản chất trí tuệ và các con đƣờng đo lƣờng trí tuệ một cách phù hợp. Bởi vì, việc giải quyết có kết quả những vấn đề trên sẽ kéo theo sự tiến bộ và phát triển của một loạt các khoa học về con ngƣời và có một giá trị thực tiễn to lớn.
Ngày nay, hoàn toàn có căn cứ để nói rằng, vấn đề trí tuệ là một vấn để liên ngành, phức hợp. Ở đây đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà tâm lí học và tâm thần học, các nhà sinh lí học và điều khiển học, các nhà sinh học và toán học. Việc giải quyết thành công vấn đề năng lực của con ngƣời phụ thuộc vào những thành công trong sự phát triển của các khoa học đó và nhiều khoa học khác nữa.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu tâm lí học vẫn giữ vai trò đặc biệt, vì ở đó biểu tƣợng về bản chất của trí thông minh đƣợc nghiên cứu và trên cơ sở đó các phƣơng pháp đo lƣờng nó đƣợc đề ra. Muốn nghiên cứu và đo lƣờng trí tuệ thì cần đƣa ra một định nghĩa, chỉ là định nghĩa để làm việc về trí tuệ. Điều này không phải đƣợc thực hiện một cách dễ dàng.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ. Một cách chung nhất, có thể nói rằng có hai xu hƣớng: giải thích trí
tuệ quá rộng hoặc quá thu hẹp khái niệm trí tuệ vào các quá trình tƣ duy. Trong vô số các định nghĩa về trí tuệ có thể thấy rõ có 3 loại: a) coi trí tuệ là năng lực tƣ duy trừu tƣợng; b) coi trí tuệ là năng lực học tập; c) coi trí tuệ là năng lực thích ứng.
Các quan điểm cơ bản trên đây đối với việc định nghĩa trí tuệ không loại trừ lẫn nhau. Mỗi quan điểm đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó đƣợc cho là quan trọng nhất. Rõ ràng là, không một định nghĩa nào trong các định nghĩa trên chứa đựng đƣợc hết bản chất của một hiện tƣợng phức tạp nhƣ trí tuệ con ngƣời.
Khi nêu lên các mặt lí luận và phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu trí tuệ, chúng ta muốn nhấn mạnh:
a)Tính độc lập tƣơng đối của trí tuệ đối với các thuộc tính khác của nhân cách; b) Sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động,
c)Tính quy định (chế ƣớc) các thể hiện của trí tuệ bởi những điều kiện văn hoá – lịch sử.
d) Chức năng thích ứng của trí tuệ.
Trên cơ sở quan niệm nhƣ vậy, Blây–khe và Bu-rơ–la–chúc đã đƣa ra một định nghĩa về trí tuệ nhƣ sau: “Trí tuệ – đó là một câu trúc động, tƣơng đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, đƣợc hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hoá – lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy”.
Trí tuệ có nhiều phẩm chất khác nhau. Nhƣng các nhà tâm lí học quan tâm nhiều hơn đến các phẩm chất sau:
a. Tốc độ định hƣớng trí tuệ nhanh khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống…không quen thuộc (còn gọi là sự “nhanh trí”).
b. Tốc độ khái quát hoá nhanh. c. Tính mềm dẻo của trí tuệ.
d. Tính tiết kiệm của tƣ duy, nghĩa là số lƣợng ít những suy luận mà trên cơ sở đó rút ra đƣợc một quy luật mới.
Trình độ phát triển của trí tuệ ở mỗi cá nhân đƣợc đánh giá bằng chỉ số IQ (Intelligence Quotient), theo công thức:
X –`X
IQ = 15 + 1000 SD
(X là điểm trắc nghiệm của cá nhân, X là điểm trắc nghiệm trung bình của cả nhóm tuổi, SD là độ lệch chuẩn của các điểm số trong nhóm tuổi). Muốn xác định IQ, ngƣời ta dùng các trắc nghiệm IQ.
Hiện nay ngƣời ta áp dụng bảng phân loại IQ của D. Wechsler nhƣ sau:
IQ Phân loại Tỉ lệ % trong dân số
130 trở lên Rất xuất sắc 2,2 120–129 Xuất sắc 6,7 110–119 Thông minh 16,1 90–109 Trung bình 50,0 80–89 Xoàng 16,1 70–79 Kém 6,7 69 trở xuống Đần độn 2,2
Trong thời đại ngày nay, phong cách làm việc của con ngƣời thay đổi nhanh chóng, uyển chuyển và cởi mở hơn, đòi hỏi phải có sự kết hợp của trí tuệ, lí trí với xúc cảm, đặc biệt khi con ngƣời tin tƣởng và hợp tác với những ngƣời khác để giải quyết các vấn đề và nắm bắt các vận hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: rất thông minh chƣa chắc đã đủ bảo đảm cho sự thành đạt của mỗi ngƣời. Muốn thành đạt, ngƣời còn rất cần một hệ số cảm xúc (EQ – Emotiọnal Quotient) cao.
Ngày nay ngƣời ta cho rằng có hai hình thức khác nhau của trí tuệ: trí tuệ lí trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hƣớng dẫn cuộc sống của mình đƣợc quyết định bởi hai thứ trí tuệ ấy.
“Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các cảm xúc của mình và của ngƣời khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lí tốt các cảm xúc trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với ngƣời khác” (Daniel Goleman, 1998).