Trí nhớ khai thông là mức độ thấp nhất của trí nhớ, thể hiệ nở sự không nhớ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 118 - 119)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

6.2.4.3. Trí nhớ khai thông là mức độ thấp nhất của trí nhớ, thể hiệ nở sự không nhớ

lại đƣợc, cũng không nhận lại đƣợc, nhƣng khi học lại từ đầu thì lại nhớ chóng hơn so với lần học đầu tiên.

Thực tế, giữa các mức độ trên còn có những mức độ trung gian. Ví dụ, có những ngƣời rất thuộc các từ và nghĩa của chúng trong một thứ tiếng nƣớc ngoài nào đó, nhƣng không giao tiếp đƣợc, hoặc có những ngƣời chỉ nhận lại đƣợc một từ nào đó trong một văn bản nhất định mà thôi.

Nhƣ vậy, không phải dấu vết, ấn tƣợng nào trong não chúng ta cũng đều đƣợc gìn giữ và làm sống lại một cách nhƣ nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta lại có hiện tƣợng quên.

Sự quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn (không nhớ lại, không nhận lại đƣợc)

quên cục bộ (không nhớ lại đƣợc, nhƣng nhận lại đƣợc). Nhƣng ngày cả sự quên hoàn toàn cũng không có ý nghĩa là các dấu vết ghi nhớ đƣợc bị mất hoàn toàn, không để lại vết tích nào. Phát hiện của Pen– phin (Penfĩeld) đã cho thấy rằng: Không có sự quên hoàn toàn tuyệt đối; dù ta không bao giờ nhận lại và nhớ lại đƣợc một điều gì đó đã gặp trƣớc đây, thì nó vẫn còn để lại dấu vết nhất định trên vỏ não của chúng ta. Chỉ có điều là ta không làm cho nó sống lại đƣợc khi cần thiết mà thôi.

Ngoài những trƣờng hợp quên “vĩnh viễn” còn có trƣờng hợp quên “tạm thời” nghĩa là trong một thời gian dài không thể nhớ lại đƣợc, nhƣng trong một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại đƣợc. Đó là hiện tƣợng sực nhớ.

Sự quên cũng diễn ra theo những quy luật nhất định:

– Ngƣời ta thƣờng quên những cái gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp

với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân.

– Những cái gì không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong hoạt động hằng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên.

– Ngƣời ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích thích mạnh. – Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trƣớc; quên cái đại thể, chính yếu sau.

– Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần (quy luật Êbingao).

– Về nguyên tắc, quên là một hiện tƣợng hợp lí, hữu ích.

Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng: quên hoàn toàn không phải là dấu hiệu của một trí nhớ kém hoặc là nguyên nhân gây nên hiệu quả thấp của trí nhớ, mà ngƣợc lại, đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một trí nhớ hoạt động tốt, là một cơ chế tất yếu trong hoạt động đúng đắn của trí nhớ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 118 - 119)