Căn cứ vào tính tự giác, mức độ sáng tỏ, phạm vi bao quát của tâm lí, ngƣời ta phân chia các hiện tƣợng tâm lí của con ngƣời thành 3 cấp độ:
– Cấp độ chƣa ý thức.
– Cấp độ ý thức và tự ý thức
– Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể.
a) Cấp độ chưa ý thức
Trong cuộc sống, cùng với các hiện tƣợng tâm lí có ý thức, chúng ta thƣờng gặp những hiện tƣợng tâm lí chƣa có
ýthức diễn ra chi phối hoạt động của con ngƣời. Ví dụ: ngƣời mắc chứng mộng du vừa ngủ vừa đi trên mái nhà, ngƣời say rƣợu nói ra những điều không có ý thức (chƣa ý thức). Hiện tƣợng tâm lí “không ý thức” này khác với từ “vô ý thức” (vô ý thức tổ chức, vô ý thức tập thể, mà ta vẫn dùng hàng ngày). Ở đây, ngƣời vô ý thức thể hiện sự thiếu ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng kỉ luật, quy định chung của tập thể, anh ta rất có ý thức về việc làm sai trái của mình. Hiện tƣợng tâm lí không ý thức, chƣa nhận thức đƣợc, trong tâm lí học gọi là vô thức.
Vô thức là hiện tƣợng tâm lí ở tầng bậc chƣa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tƣợng tâm lí khác nhau của tầng không (chƣa) ý thức:
– Vô thức ở tầng bản năng vô thức (bản năng dinh dƣỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm tàng ở tầng sâu, dƣới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
– Vô thức còn bao gồm cả những hiện tƣợng tâm lí dƣới ngƣỡng ý thức (dƣới ý thức hay trên ý thức).
Ví dụ: có lúc ta cảm thấy thích một cái gì đó, nhƣng không hiểu rõ vì sao. Có lúc thích, có lúc không thích, khi gặp điều kiện thì bộc lộ ý thích, khi không có điều kiện thì thôi.
– Hiện tƣợng tâm thế: hiện tƣợng tâm lí dƣới ý thức, hƣớng tâm lí sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hƣớng đến tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động. Cũng có lúc tâm thế phát triển xâm nhập cả vào tầng ý thức. Ví dụ: Tâm thế yêu đƣơng của đôi bạn trẻ đang say mê nhau, tâm thế nghỉ ngơi của ngƣời cao tuổi.
– Có những loại hiện tƣợng tâm lí vốn là có ý thức nhƣng do lặp đi lặp lại nhiều lần chuyển thành dƣới ý thức. Chẳng hạn một số kĩ xảo, thói quen ở con ngƣời đƣợc luyện tập đã thành thục, trở thành “tiềm thức”, một dạng tiềm tàng sâu của ý thức. Tiềm thức thƣờng trực chỉ đạo hành động, lời nói, suy nghĩ… của ngƣời tới mức không cần ý thức tham gia.
b) Cấp độ ý thức, tự ý thức
– Ở cấp độ ý thức, nhƣ đã nói ở trên, con ngƣời nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trƣớc đƣợc hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Ý thức thể hiện trong ý chí, trong chú ý (sẽ trình bày ở phần sau).
– Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình từ tuổi lên ba. Thông thƣờng tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
+Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn đến vị thế và các quan hệ xã hội.
+Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá.
+Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. +Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
c) Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể (Ví dụ: ý thức về gia đình, ý thức về dòng họ, ý thức dân tộc, ý thức nghề nghiệp…). Trong cuộc sống khi con ngƣời hành động, hoạt động với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, mỗi ngƣời có thể có thêm sức mạnh tinh thần mới mà ngƣời đó chƣa bao giờ có đƣợc khi anh ta chỉ hoạt động với ý thức cá nhân riêng lẻ.
Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức thạnh của ý thức. Ý thức thống nhất với
hoạt động, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động, ý thức chủ đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, làm cho hoạt động có ý thức.