Tính ổn định của tri giác

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 64 - 65)

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tƣợng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi. Ví dụ, trên võng mạc của các em học sinh ngồi ở đầu bên phải hoặc bên trái của những bàn đầu thuộc dãy bên phải hoặc bên trái, thì tấm bảng của lớp sẽ có hình bình hành, nhƣng các em vẫn hiểu (tri giác) cái bảng có hình chữ nhật! hoặc khi ta ngồi viết dƣới ánh đèn xanh, thì trên võng mạc của ta giấy viết có màu xanh, nhƣng ta vẫn “hiểu” là giấy viết màu trắng.

Tính ổn định của tri giác đƣợc hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống và hoạt động của con ngƣời. Nếu không có nó thì con ngƣời không thể nào định hƣớng đƣợc trong thế giới đa dạng và biến đổi vô tận này. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.

4.1.4.5. Tổng giác

Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con ngƣời còn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Không phải cái tai, con mắt…tự nó tri giác sự vật, mà là một con ngƣời cụ thể, sống động tri giác sự vật. Bởi vậy, những đặc điểm nhân cách của ngƣời tri giác, thái độ của họ đối với cái đƣợc tri giác, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng. sở thích, tình cảm… của họ luôn luôn đƣợc thể hiện ở mức độ nhất định trong sự tri giác của họ. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lí con ngƣời, là đặc điểm nhân cách của họ, đƣợc gọi là hiện tƣợng tổng giác. Câu thơ bất hủ của Nguyễn Du đã diễn tả quy luật này:

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Nhƣ vậy, tri giác là một quá trình tích cực, ta có thể điều khiển đƣợc nó.

Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta cần vận dụng các quy luật nêu trên của cảm giác và tri giác nhằm nâng cao hiệu quả của cảm giác, tri giác ở học sinh, nâng cao năng lực quan sát của các em, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)