– Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khẳng định: tâm lí ngƣời có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái ngƣợc với quan điểm nói trên, chẳng hạn:
– Thuyết tiến hóa thực chứng luận của G. Spenxơ (1820- 1903), nhà triết học xã hội và tâm lí học thực chứng cho
rằng: con ngƣời không chỉ tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên mà tồn tại trong môi trƣờng xã hội, sau khi chuyển biến thành ngƣời, các quy luật và cơ chế thích nghi của động vật, kể cả cơ chế tự tạo kinh nghiệm cá thể cũng không thay đổi, có chăng là cơ chế đó phức tạp hơn ở ngƣời E.R.Gơtri (đại biểu của phái hành vi mới ở Mĩ) khẳng định việc tự tạo kinh nghiệm cá thể của ngƣời và động vật là giống nhau, còn B.Ph.Skinơ thì cho rằng cái khác là ở chỗ việc học tập ở ngƣời diễn ra trong phạm vi ngôn ngữ.
– Quan điểm xã hội học, trƣớc hết là các nhà xã hội học Pháp Đuychkhêm Kanvac… coi xã hội tạo ra bản chất ngƣời, “xã hội là nguyên tắc giải thích cá thể”, con ngƣời là một tồn tại “giao lƣu” chứ không phải là một tồn tại xã hội hành động. Quá trình “xã hội hóa” cá thể là quá trình giao lƣu ngôn ngữ, giao lƣu tinh thần giữa ngƣời này với ngƣời khác, để lĩnh hội các “biểu tƣợng xã hội”, các tập tục lề thói… tạo ra “hành vi xã hội”. G.Piagiê coi sự phát triển tâm lí là sản phẩm của sự phát triển các quan hệ của cá thể với những ngƣời xung quanh, với xã hội, là quá trình cải tổ, chuyển hóa các cấu trúc của các quá trình nhận thức vốn có của trẻ em đƣa đến sự thích nghi, thích ứng. Trong các nhà tâm lí học phƣơng Tây, hai nhà tâm lí học Pháp là H.Valông (1879– 1962): G.Pôlide (1903– 194.) đã coi cái xã hội trong con ngƣời không phải là cái gì trừu tƣợng, mà là sản phẩm hoạt động và giao lƣu của các quan hệ xã hội. Những quan điểm nói trên là những quan điểm tiến bộ.
– Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
+Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con ngƣời. C.Mác đã chỉ rõ luận điểm này trong luận cƣơng về Phơbách: “…bản chất của con ngƣời không phải là cái gì trừu tƣợng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là sự tổng hòa các mối quan
hệ xã hội”. Quan hệ xã hội trƣớc hết là quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, chế độ xã hội chính trị, quan hệ con ngƣời – con ngƣời, quan hệ đạo đức, pháp quyền… Quy luật cơ bản chi phối sự phát triển xã hội loài ngƣời là: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lƣợng sản xuất chứ không phải quy luật chọn lọc tự nhiên. Hoạt động tâm lí của con ngƣời chịu sự tác động của quy luật xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Chỉ có sống và hoạt động trong xã hội con ngƣời mới thực hiện đƣợc chức năng phản ánh tâm lí.
+Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con ngƣời là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội. Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là nó tạo ra ở con ngƣời những chức năng tâm lí mới, những năng lực mới. Quá trình lĩnh hội là quá trình tái tạo những thuộc tính, những năng lực của loài ngƣời thành những thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi ngƣời, hay nói khác đi thông qua cơ chế lĩnh hội mà con ngƣời tổng hòa các quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thành bản chất ngƣời, tâm lí con ngƣời.