Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 101 - 104)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

5.2.2.2. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình

Ý chí luôn luôn kích thích tính tích cực của con ngƣời. Việc thực hiện thành công một loại hành động sẽ gây nên cho con ngƣời một trạng thái tin tƣởng. Mặt khác, nó còn kích thích sự phát triển sau này ở họ những phẩm chất ý chí của nhân cách. Đến lƣợt mình, nhân cách lại đƣợc biểu hiện trong hành động, hành vi của con ngƣời.

Cho nên, việc phân tích cấu trúc của hành động ý chí sẽ cho phép ta nhìn thấy cùng một lúc cả một loạt đặc điểm của nhân cách con ngƣời. Trong mọi hành động ý chí điển hình có thể phân ra làm ba giai đoạn (hay ba thành phần); giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh giá kết quả hành động.

*Giai đoạn chuẩn bị: Đấy là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc

các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu: a/ đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động;

b/ lập kế hoạch và lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện hành động; c/ quyết định hành động.

Mọi hành động ý chí của con ngƣời đều đƣợc bắt đầu từ việc đề ra là ý thức rõ ràng mục đích hành động. Trƣớc khi hành động, con ngƣời phải ý thức rõ ràng mình hành động để làm gì? mình muốn đạt tới cái gì trong hành động? Nghĩa là phải hình dung trƣớc đƣợc kết quả của hành động mà mình đang chờ đợi.

Nhƣ ta đã biết, kích thích gây ra mọi hành động là nhu cầu: nhu cầu hiểu biết, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giải trí v.v…Nhu cầu sẽ quy định mục đích của hành động và thúc đẩy hành động. Nhu cầu đƣợc phản ánh trong ý thức của con ngƣời ở những mức độ khác nhau:

Ởmức độ ý hƣớng thì nhu cầu đƣợc phản ánh trong ý thức một cách mù mờ, chƣa rõ ràng. Nó mù mờ là vì nhu cầu yếu ớt, những tín hiệu của nó không đƣợc phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng trong ý thức.

Ởmức độ cao hơn – mức độ ý muốn, thì nhu cầu đã đƣợc ý thức rõ ràng hơn: con ngƣời xác định đƣợc đối tƣợng của nhu cầu; nhƣng chƣa xác định đƣợc con đƣờng, cách thức để thực hiện mục đích đó.

Đến mức độ ý định thì nhu cầu đã đƣợc ý thức một cách đầy đủ: con ngƣời xác định đƣợc mục đích và con đƣờng thực hiện mục đích của hành động. Khi ta nói rằng, ta có ý định làm một việc gì đó tức là ta đã sẵn sàng thực hiện hành động.

Nhƣng thƣờng thì con ngƣời có nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc. Do đó có thể cùng một lúc đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình. Trên thực tế mỗi hành động của con ngƣời thƣờng lại chỉ thực hiện đƣợc một hay hai mục đích nào đó mà thôi. Vì vậy, trong quá trình để ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu tranh bản thân để chọn lấy một mục đích nào đó trong số nhiều mục đích cùng đƣợc đề ra đó. Nhu cầu đƣợc ý thức một cách sâu sắc sẽ trở thành động cơ của hành động. Vì vậy, đấu tranh bản thân còn đƣợc gọi là đấu tranh động cơ. Sự đấu tranh động cơ có nhiều hình thức: đấu tranh giữa các nhu cầu khác nhau của cá nhân, giữa nhu cầu của cá nhân với nhu cầu của tập thể, giữa tình cảm và lí trí, và cao hơn cả là giữa cái sống và cái chết.

Trong sự đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tình cảm của nhân cách giữ vai trò quyết định. Sự chỉ bảo, khuyên nhủ của ngƣời lớn, của bạn bè có uy tín, cũng nhƣ dƣ luận xã hội có một vai trò khá quan trọng. Sau khi đã xác định đƣợc mục đích, thì khâu tiếp theo là lập kế hoạch nhằm thực hiện mục đích đó với những phƣơng tiện và biện pháp cụ thể. Nhƣng một mục đích có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp, phƣơng

tiện khác nhau. Vì vậy ở đây lại có sự lựa chọn nhất định để có đƣợc những phƣơng pháp, phƣơng tiện hợp lí nhất. Mặt khác, khi lập kế hoạch, lựa chọn biện pháp có thể nảy sinh những khó khăn, trở ngại nhất định. Có những khó khăn khách quan, có những khó khăn chủ quan. Thành thử ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân. Kết quả của sự đấu tranh này là đƣa đến một quyết định.

Giai đoạn chuẩn bị đƣợc kết thúc bằng sự quyết định hành động. Quyết định có nghĩa là dừng lại ở một mục đích và những phƣơng pháp, phƣơng tiện hành động nhất định, đƣợc thực hiện theo một kế hoạch nhất định.

Sau khi đã quyết định, sự căng thẳng nẩy sinh trong quá trình đấu tranh bản thân, đấu tranh động cơ đƣợc giảm xuống. Con ngƣời cảm thấy hoàn toàn nhẹ nhõm, nếu nhƣ sự quyết định phù hợp với nguyện vọng, ý đồ của họ. Hơn nữa, trong trƣờng hợp này họ cảm thấy hài lòng, vui sƣớng. Nhƣng ngay cả khi sự quyết định không hoàn toàn phù hợp với những ƣớc muốn và hi vọng của con ngƣời, khi không có sự thống nhất hoàn toàn với nội dung của mục đích, thì bản thân việc quyết định cũng hạ thấp sự căng thẳng.

*Giai đoạn thực hiện. Sau khi đã quyết định, nghĩa là sau khi giai đoạn chuẩn bị đã

kết thúc, thì tiếp diễn giai đoạn thực hiện quyết định đó. Thiếu giai đoạn này thì sẽ chẳng còn có hành động ý chí nữa! Dĩ nhiên ý chí cũng có thể đƣợc thể hiện ở sự quyết định (đôi khi sự quyết định này củng đòi hỏi một sự nỗ lực lớn lao) nhƣng chỉ có sự quyết định không thôi thì chƣa đủ để kết luận một ngƣời nào đó là có ý chí đƣợc.

Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và sự kìm hãm các hành động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong).

Nếu con ngƣời đi chệch khỏi con đƣờng đã định và do đó đi chệch khỏi mục đích đã chấp nhận, thì ở họ biểu hiện sự không có ý chí. Tất nhiên, trong những trƣờng hợp khi hoàn cảnh bị biến đổi, nẩy sinh những điều kiện mới nào đó và việc thực hiện quyết định trƣớc đây trở nên không hợp lí nữa, thì sự từ bỏ một cách có ý thức cái quyết định đó lại là điều cần thiết. Nếu không xử sự nhƣ vậy thì cũng không phải là ngƣời có ý chí.

Khi mục đích đã đạt đƣợc, những khó khăn đƣợc khắc phục, con ngƣời cảm thấy thoả mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến hành những hoạt động mới, những thành công mới.

Sự nỗ lực ý chí đƣợc nảy sinh và phát triển tuỳ theo mức độ nảy sinh và phát triển của các khó khăn, căng thẳng.

Ý chí đƣợc rèn luyện trong đấu tranh chính là vì vậy.

* Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động. Sau khi hành động ý chí đƣợc thực hiện, con ngƣời bao giờ cũng có sự đánh giá các kết quả của hành động đã đạt đƣợc. Việc đánh giá này là cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này đƣợc biểu hiện trong những phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thƣờng xẩy ra cùng với những rung cảm “lấy làm tiếc” về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, tủi hận. Sự đánh giá tốt thƣờng xẩy ra cùng với các rung cảm thoả mãn, hài lòng, vui sƣớng.

Không phải chỉ có cá nhân, mà cả xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự đánh giá của xã hội đối với hành động của con ngƣời đƣợc thể hiện trong việc phê bình và tự phê bình, theo những quan điểm chính trị – xã hội, đạo đức, thẩm mĩ v.v…

Việc đánh giá kết quả hành động có một ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con ngƣời: nó trở thành kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thƣờng là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cƣờng và cải tiến hành động đang thực hiện.

Qua phân tích cấu trúc trên đây của một hành động ý chí điển hình, chúng ta thấy rõ rằng: trong giai đoạn (hay thành phần) đầu tiên có sự tham gia của nhiều quá trình tâm lí, nhƣng quá trình tƣ duy có vai trò quyết định. Còn trong giai đoạn (thành phần) thứ hai thì các kĩ năng, kĩ xảo cũng nhƣ năng lực tổ chức lại giữ vai trò quyết định. Khi gặp các khó khăn, trở ngại thì vai trò tích cực lại thuộc về tƣ duy. Vì khắc phục khó khăn, trƣớc hết đó là sự giải quyết vấn đề: đi theo con đƣờng nào bây giờ? Trong giai đoạn thực hiện còn thể hiện sự nỗ lực ý chí, một yếu tố rất cần thiết để khắc phục sự mệt mỏi, các trở ngại bên ngoài. Giai đoạn (thành phần) thứ ba của hành động ý chí lại liên quan rõ rệt với tƣ duy và cảm xúc, xu hƣớng và tính cách của con ngƣời. Tóm lại, nhân cách của con ngƣời bộc lộ rõ rệt trong các giai đoạn (thành phần) của cấu trúc hành động ý chí của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)