Sự giống và khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 105 - 106)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

5.2.3.2. Sự giống và khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen

Kĩ xảo và thói quen giống nhau ở chỗ: chúng đều là hành động tự động hoá, đều có cơ sở sinh lí là các định hình động lực (động hình). Nhƣng kĩ xảo và thói quen cũng có những khác biệt rõ rệt. Việc phân biệt sự khác nhau này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn, nhất là trong công tác dạy học và giáo dục.

*Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức nghĩa là được tự động hoá nhờ luyện tập. Kĩ xảo có những đặc điểm sau:

– Không có sự kiểm soát thƣờng xuyên của ý thức, không cần có sự kiểm tra bằng thị giác;

– Động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lƣợng thần kinh và cơ bắp nhất.

Kĩ xảo đƣợc hình thành trên cơ sở những kĩ năng sơ đẳng. Có nhiều loại kĩ xảo khác nhau, tuỳ theo nó tham gia vào loại hoạt động nào: kĩ xảo học tập, kĩ xảo lao động, kĩ xảo thể thao v.v…

*Thói quen là loại hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con người. Ở mỗi

ngƣời chúng ta đều có những thói quen nhất định, đƣợc tạo thành trong quá trình sống của mình: thói quen tuân thủ chặt chẽ chế độ lao động và nghỉ ngơi hằng ngày, thói quen dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc sau khi ngừng công việc, thói quen niềm nở với mọi ngƣời v.v…Tuy cũng là hành động tự động hoá, nhƣng thói quen có nhiều điểm khác với kĩ xảo.

– Kĩ xảo mang tính chất kĩ thuật tuần tuý, còn thói quen mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con ngƣời;

– Con đƣờng hình thành kĩ xảo chủ yếu là luyện tập có mục đích và có hệ thống, còn thói quen đƣợc hình thành bằng nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó có con đƣờng tự phát;

– Kĩ xảo không gắn với một tình huống nhất định nào cả, còn thói quen bao giờ cũng gắn với một tình huống xác

định;

– Thói quen có tính bền vững cao hơn kĩ xảo, nó bắt rễ vào hoạt động và hành vi của con ngƣời sâu hơn so với kĩ xảo, cho nên thay đổi, sửa chữa thói quen khó hơn nhiều so với kĩ xảo;

– Thói quen đƣợc đánh giá về mặt đạo đức: có thói quen tốt, có thói quen xấu hoặc thói quen có lợi hay thói quen có hại. Còn kĩ xảo thì lại đƣợc đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác: có kĩ xảo mới. tiến bộ: có kĩ xảo cũ, lạc hậu.

Trong cuộc sống, có những hành động vừa là thói quen đồng thời lại vừa là kĩ xảo nhƣng không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó. Trong giáo dục, cần phải làm cho các hành động thuộc lĩnh vực học tập, lao động, rèn luyện thể lực, sinh hoạt vừa là kĩ xảo, vừa là thói quen. A. X. Macarencô đã viết: “Giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì cũng giống nhƣ xây dựng lâu đài trên bãi cát vậy”.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)