b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con
7.3.2. Sự hoàn thiện nhân cách
Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, dƣới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tƣơng đối ổn định và đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Trong cuộc sống nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Mặt khác, trong cuộc sống, ở những thời điềm nhất định, trong những hoàn cảnh cụ thể, ở những bƣớc ngoặt của cuộc đời, hoặc khi có sự mâu thuẫn gay gắt giữa cá nhân và xã hội, cá nhân có thể có những chệch hƣớng trong sự biến đổi nhân cách so với chuẩn mực chung, thang giá trị chung của xã hội, có thể đƣa đến sự phân li, suy thoái nhân cách; điều đó đòi hỏi cá nhân phải tự điều khiển, tự điều chỉnh, tự rèn luyện theo những chuẩn mực chân chính, phù hợp với quy luật khách quan của xã hội để tự chỉnh lại nhân cách của mình. Vì thế vai trò của tự giáo dục, tự rèn luyện có ý nghĩa đặc biệt trong việc hoàn thiện nhân cách.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, con ngƣời tuân thủ các chuẩn mực với tƣ cách là những quy tắc, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân. Do là những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống con ngƣời. Các quy tắc, yêu cầu của xã hội có thể đƣợc ghi thành các văn bản: luật pháp, điều lệ, văn bản pháp quy… hoặc là những yêu cầu có tính chất ƣớc lệ trong một cộng đồng mà mọi ngƣời thừa nhận tuân theo. Song cũng chính trong quá trình sống và hoạt động, con ngƣời có thể có những sai lệch trong sự phát triển nhân cách. Những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đƣợc gọi là hành vi chuẩn mực. Những hành vi không phù hợp chuẩn mực đƣợc gọi là các hành vi sai lệch.
+Sự sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách có nhiều biểu hiện và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Do cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ về các chuẩn mới, dẫn đến vi phạm. – Có thể do quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung, nên cá nhân không chấp nhận các chuẩn mực chung.
– Có thể cá nhân biết là mình sai lệch những vẫn cố tình vi phạm chuẩn mực chung. – Có thể do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội, các chuẩn mực cũ không còn phù hợp với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể, hoặc chuẩn mực không ổn định, không rõ rệt. Trƣờng hợp này cá nhân hành động theo số đông những ngƣời thƣờng làm.
Các sai lệch hành vi đều gây nên những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội, làm suy thoái nhân cách con ngƣời.
Do vậy cần có sự ngăn ngừa, uốn nắn, giáo dục để con ngƣời có hành vi phù hợp với chuẩn mực, tránh sai lệch.
Giáo dục là biện pháp tốt nhất trong việc ngăn ngừa những sai lệch chuẩn mực. Nội dung giáo dục bao gồm:
– Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị, thẩm mĩ của cộng đồng và của xã hội.
– Hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án những hành vi sai lệch. – Hƣớng dẫn thế nào là hành vi đúng cho các thành viên trong cộng đồng
– Các cá nhân phải nhận thức đƣợc các sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.