b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con
7.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
a) Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con ngƣời. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hòa giữa các cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân.
b) Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tƣơng đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân; những đặc điểm tâm lí nói lên bề mặt tâm lí – xã hội của cá nhân, quy định giá trị xã hội làm ngƣời của mỗi cá nhân. Vì thế các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất, nhân cách tƣơng đối khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, từng nét nhân cách (cá tính, phẩm chất) có thể bị thay đổi do cuộc sống, nhƣng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, tƣơng đối ổn định.
c) Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Một
cá nhân đƣợc thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động trong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo, sáng tạo ra thế giới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm ngƣời của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
d) Tính giao tiếp của nhân cách
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể biện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu bẩm sinh của con ngƣời, con ngƣời sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với ngƣời khác, với xã hội. Thông qua giao tiếp, con ngƣời gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng qua giao tiếp mà con ngƣời đƣợc đánh giá, đƣợc nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Qua giao tiếp, con ngƣời đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho ngƣời khác, cho xã hội. Một nguyên tắc giáo dục cơ bản là giáo dục bằng tập thể, trong tập thể. Chính nhân cách đƣợc hình thành trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động cùng nhau, hoạt động tập thể.
Created by AM