doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, đối tượng cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm có 2 loại:
* Đối với báo cáo tài chính lập để công khai
BCTC mà DNBH lập để công khai là nhằm cung cấp các thông tin trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao và có khả năng so sánh được cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng gồm: Nhà nước, ban lãnh đạo DNBH, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, người mua, người bán và các tổ chức, cá nhân tham gia BH… Để từ đó người sử dụng BCTC có đủ các thông tin cần thiết để đánh giá đúng thực trạng tài chính và tình hình hoạt động của DNBH khi đưa ra
các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm điều hành, quản lý của mình. Trên BCTC công khai cần cung cấp đủ các thông tin để người sử dụng BCTC hiểu rõ đặc thù KDBH chi tiết theo 3 loại: KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH, đặc biệt là hoạt động đầu tư của DNBH. Loại BCTC này DNBH phải lập theo đúng quy định của CMKT, chế độ kế toán áp dụng riêng cho DNBH và các CMKT khác có liên quan áp dụng cho tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực, trong đó có DNBH.
* Đối với BCTC lập để gửi cơ quan quản lý BH
Để có đầy đủ thông tin giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước về BH thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát được toàn bộ hoạt động KDBH, đặc biệt là giám sát tài chính DNBH. Cuối năm tài chính, ngoài các BCTC lập để công khai DNBH còn phải lập BCTC chỉ để gửi cho cơ quan quản lý BH. Cơ quan quản lý BH sử dụng các thông tin trên các BCTC này để đánh giá tính thanh khoản, khả năng thanh toán của DNBH trên cơ sở so sánh biên khả năng thanh toán của DNBH với biên khả năng thanh toán tối thiểu nhà nước quy định và kiểm tra việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của DNBH.
Các BCTC này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để cơ quan quản lý BH kiểm tra khả năng của DNBH có thể thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bên mua BH. Từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia BH, xác định đúng tình hình tài chính để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc biến động bất thường. Loại BCTC này DNBH phải lập theo quy định của các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho DNBH và các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho DNBH phải được nghiên cứu, xây dựng, ban hành cho phù hợp với chế độ tài chính áp dụng cho DNBH do cơ quan quản lý BH quy định.
Như vậy, ngoài BCTC phải lập để công khai như các DNSXKD, DNBH còn phải lập BCTC gửi cơ quan quản lý BH để phục vụ công tác quản lý và kiểm
tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH mà không phải công bố công khai.
Thứ hai, đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm:
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng BCTC và xuất phát từ đặc thù của hoạt động KDBH, BCTC của DNBH có các đặc điểm sau:
* Đối với BCTC lập để công khai
- BCĐKT: Khác với DNSXKD, do tính chất hoạt động DNBH không phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn nên các tài sản và nợ phải trả trên BCĐKT được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
- Báo cáo KQHĐKD: Người sử dụng BCTC cần được cung cấp các thông tin về doanh thu, chi phí theo từng loại hoạt động BH gốc, nhận tái BH, nhượng tái BH và hoạt động đầu tư. Do vậy, DNBH không thể trình bày các yếu tố thông tin trên báo cáo KQHĐKD theo chức năng của chi phí mà phải trình bày theo tính chất của chi phí.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Khác với DNSXKD, luồng tiền phát sinh lớn nhất trên báo cáo này của DNBH là: Tiền thu phí BH gốc, phí nhận tái BH và tiền chi bồi thường, chi hoa hồng, quảng cáo, đề phòng hạn chế tổn thất, chuyển phí nhượng tái BH (đối với hoạt động kinh doanh); Tiền chi mua trái phiếu, cho vay và tiền thu hồi trái phiếu đến ngày đáo hạn, thu tiền gốc cho vay… (đối với hoạt động đầu tư).
- Thuyết minh BCTC:Để cung cấp đủ thông tin cho người sử dụng BCTC, DNBH phải trình bày được trên thuyết minh BCTC các vấn đề đặc thù của hoạt động KDBH như sau: