. Kỳ báo cáo của KTQT thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của
1.3.3.1 Vai trò của kế toán tài chính trong quản lý kinh doanh bảo hiểm
Với chức năng tạo lập thông tin và kiểm tra, giám sát về các hoạt động kinh tế, tài chính của DN và là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý, KTTC có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý KDBH, cụ thể:
- Kế toán phục vụ cho các nhà quản lý kinh tế: KTTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động
KDBH, thực trạng tài chính của DNBH trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính và khả năng thanh toán, tình hình sử dụng vốn và huy động nguồn vốn vào kinh doanh của DNBH. Căn cứ vào thông tin do KTTC cung cấp, các nhà quản lý đưa ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu; đồng thời tiến hành xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của DNBH cũng như xây dựng hệ thống giải pháp khả thi nhằm tăng cường quản trị DNBH, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho DNBH;
- Kế toán phục vụ các nhà đầu tư: Thông tin của KTTC được trình bày dưới dạng các BCTC là những thông tin hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DNBH. Thông tin của KTTC là căn cứ quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của DNBH; đồng thời, những thông tin này còn là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và dự báo xu hướng phát triển tương lai của DNBH. Dựa vào thông tin do KTTC cung cấp, các nhà đầu tư nắm được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của DNBH, từ đó có các quyết định nên đầu tư hay không và cũng biết được DNBH đã sử dụng số vốn đầu tư đó như thế nào;
- Kế toán phục vụ Nhà nước: Qua kiểm tra, tổng hợp các số liệu kế toán, Nhà nước nắm được tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các DNBH, từ đó đề ra các chính sách về đầu tư, thu thuế thích hợp cũng như hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ và thực hiện chức năng kiểm soát vĩ mô. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát các thông tin, số liệu do KTTC cung cấp, Nhà nước đánh giá khả năng của DNBH có thể thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với người tham gia BH hay không. Từ đó có biện pháp can thiệp và khắc phục kịp thời khi DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán để bảo vệ quyền lợi người tham gia BH.