Mô hình của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) (Xem phụ lục số 3): là DNBH hàng đầu ở Việt Nam có khả năng tài chính, quy mô KD,

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 65 - 69)

lục số 3): là DNBH hàng đầu ở Việt Nam có khả năng tài chính, quy mô KD, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và đội ngũ cán bộ lớn nhất trong các DNBH. Hiện nay, Bảo Việt với mô hình có Hội đồng quản trị, là cơ quan cao nhất trong bộ máy quản lý, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động KDBH và Ban Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động KD.

Cơ cấu tổ chức bộ máy trụ sở chính của Tổng Công ty, bao gồm 9 ban, đơn vị sau: Văn phòng; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Nghiên

cứu và phát triển thị trường; Ban Quản lý nghiệp vụ BH; Ban Xây dựng cơ bản; Ban Công nghệ tin học; Trung tâm Đầu tư Bảo Việt; Trung tâm Đào tạo Bảo Việt.

Bảo Việt có 3 đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán kinh tế độc lập là: + Bảo Việt Việt Nam (chuyên kinh doanh BH phi nhân thọ).

+ Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam (chuyên kinh doanh BH nhân thọ). + Công ty đại lý Bảo hiểm (BAVINA) tại London - Vương quốc Anh. Ngoài ra, Bảo Việt còn là công ty mẹ của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (công ty con này được Bảo Việt đầu tư trên 90% vốn) và Bảo Việt hiện đang đầu tư vốn vào 21 công ty liên kết, trong đó có 3 DNBH, 2 ngân hàng, 16 doanh nghiệp SXKD.

* Mô hình của Bảo Việt Việt Nam(trực thuộc Bảo Việt) (Xem phụ lục số 4) + Ở Văn phòng Bảo Việt Việt Nam có các phòng thuộc khối quản lý chung, khối kinh doanh trực tiếp, khối quản lý nghiệp vụ và khối vừa quản lý nghiệp vụ vừa kinh doanh trực tiếp (đối với các nghiệp vụ BH lớn, phức tạp như hàng không, dầu khí), được giao nhiệm vụ phù hợp với chức năng của từng phòng.

+ Trực thuộc Bảo Việt Việt Nam có 61 Công ty chuyên KDBH phi nhân thọ ở các tỉnh, thành phố. Ở các quận, huyện có các phòng BH khu vực... có chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quy định của từng công ty.

* Tương tự như Bảo Việt Việt Nam, trực thuộc Bảo Việt nhân thọ Việt Nam có 61 công ty chuyên KDBH nhân thọ ở các tỉnh, thành phố và từng công ty ở các quận, huyện đều có các phòng BH khu vực.

Theo Chiến lược KDBH giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: Sẽ chuyển đổi Bảo Việt thành mô hình tập đoàn tài chính đa ngành, hoạt động trong lĩnh vực BH phi nhân thọ, nhân thọ, đầu tư chứng khoán, trong đó chủ yếu là KDBH và sẽ đứng đầu về dịch vụ BH tại Việt Nam.

-Mô hình các DNBH khác: (Xem phụ lục số 5)

+ Ở văn phòng công ty: Tổ chức các phòng, ban theo 2 khối: khối quản lý chung, khối quản lý nghiệp vụ và kinh doanh trực tiếp.

+ Ở các tỉnh, thành phố lớn có các chi nhánh, ở các tỉnh có qui mô nhỏ và các quận, huyện có các phòng BH.

2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp bảo hiểm

Căn cứ vào đặc điểm KDBH, đặc điểm tổ chức hoạt động KD và bộ máy quản lý, căn cứ vào trình độ kế toán của các DNBH hiện nay và để đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý và chỉ đạo, điều hành KD, sử dụng tốt năng lực đội ngũ nhân viên kế toán, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác. Tất cả các DNBH áp dụng hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là thích hợp. Các đơn vị cấp dưới trực thuộc DNBH đều có phòng kế toán riêng để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị mình, định kỳ lập, và gửi BCTC lên đơn vị cấp trên để tổng hợp toàn DNBH.

Ở đơn vị cấp trên thực hiện toàn bộ công tác kế toán đối với các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị mình, đồng thời làm chức năng kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác kế toán ở các đơn vị cấp dưới trực thuộc, thu thập, xử lý thông tin, số liệu BCTC do các đơn vị cấp dưới gửi về, tổng hợp BCTC và xác định kết quả hoạt động kinh doanh toàn DN. (Xem phụ lục số 6, 7)

2.2 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1 Hệ thống chế độ tài chính, kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảohiểm do Nhà nước quy định hiểm do Nhà nước quy định

Trong quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đã và đang đổi mới, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán DN áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước cho tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực KD và mọi thành phần kinh tế (Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính).

Tuy nhiên, để hệ thống kế toán áp dụng có hiệu quả, có chất lượng, thoả mãn nhu cầu thông tin, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, cân nhắc và cụ thể hoá vào từng loại hình DN cụ thể. Sự khác nhau về lĩnh vực hoạt động, tính chất, đặc điểm, quy trình SXKD, đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô hoạt động của các DN có ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng và áp dụng hệ thống kế toán.

KDBH là một hoạt động đặc thù, thuộc lĩnh vực tài chính có những đặc điểm và yêu cầu quản lý riêng. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và KD của các DNBH trong cả nước, để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KDBH, ngày 26/01/1997, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các DNBH (Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ngày 26/01/1997).

Để thực hiện Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 100/1999/TT-BTC ngày 15/7/1998 hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cho DN và Thông tư số 179/1998/TT-BTC ngày 26/12/1998 về hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN áp dụng riêng cho DNBH.

Sau khi Luật Kinh doanh BH số 24/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 được ban hành và công bố, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 quy định chế độ tài chính đối với DNBH và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2002 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của các DNBH phù hợp với Luật Kinh doanh BH và các văn bản hướng dẫn luật, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán áp dụng cho các DNBH ban hành theo Quyết định số 1296 ban hành năm 1997.

Sau hơn 3 năm thực hiện, ngày 19/10/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 99/2004/TT-BTC thay thế Thông tư số 72 ban hành năm 2002 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBH.

Do giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, luận án đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến doanh thu, chi phí, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư chứng khoán quy định trong chế độ tài chính, kế toán áp dụng cho DNBH. Qua đó đối chiếu với CMKT quốc tế, CMKT Việt Nam và thông lệ chung của các nước về các vấn đề này để phân tích, đánh giá những mặt chưa được và đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện kế toán BH ở Chương 3.

2.2.1.1 Chế độ tài chính áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ nhất, các quy định về doanh thu, chi phí, chi hoa hồng, dự phòng nghiệp vụ BH và trích lập các khoản dự phòng nợ khó đòi:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)