Trích lập các khoản dự phòng nợ khó đò

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 73 - 77)

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nợ khó đòi của DNBH được thực hiện theo Thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính [15]. Thông tư này áp dụng cho tất cả các DN, trong đó có DNBH.

Thứ hai, quy định về hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH

hình hoạt động để phân loại DNBH và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết; đồng thời để giúp cho bản thân các DNBH tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời khi có biến động bất thường. Bộ tài chính đã ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH [16, 17]. Hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH quy định các chỉ tiêu DNBH phải báo cáo như: các chỉ tiêu về tính thanh khoản, về lợi nhuận, về thay đổi cơ cấu sản phẩm BH, thay đổi về dự phòng và nguồn vốn, quỹ... cho từng loại doanh nghiệp KDBH phi nhân thọ, doanh nghiệp KDBH nhân thọ. Các chỉ tiêu giám sát DNBH được lập căn cứ vào các thông tin trên BCTC và báo cáo thống kê, nghiệp vụ BH. Văn bản hướng dẫn cách lập các chỉ tiêu này quy định cụ thể các tài sản được đưa vào và các tài sản phải loại trừ khi xác định khả năng thanh toán và tính thanh khoản của DNBH.

2.2.1.2 Chuẩn mực kế toán

Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành được 22 CMKT và DNBH phải áp dụng hầu hết các CMKT đã ban hành, trừ 2 CMKT số 14 "Hợp đồng xây dựng" và CMKT số 22 "Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự". Tuy nhiên, CMKT áp dụng riêng cho DNBH đang được nghiên cứu, xây dựng để ban hành.

Như vậy, trong khi chưa có CMKT riêng cho DNBH thì việc nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán áp dụng cho DNBH và các DNBH phải thực hiện trên cơ sở các quy định của CMKT số 01 – “Chuẩn mực chung”. Tuy nhiên giữa CMKT và chế độ tài chính áp dụng cho DNBH hiện còn những điểm khác biệt gây khó khăn cho DNBH khi thực hiện như:

- Khác với CMKT, chế độ tài chính không cho phép DNBH áp dụng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Theo chế độ tài chính, chi hoa hồng từ phần phí BH thực tế thu được phải hạch toán ngay toàn bộ vào chi phí nhưng doanh thu phải tính dần để ghi nhận theo từng thời gian có hiệu lực của hợp đồng BH. Nên không có sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

tài chính thường nhỏ hơn so với vốn chủ sở hữu được ghi nhận theo CMKT, vì DNBH ghi nhận nợ phải trả theo chế độ tài chính khi trích lập dự phòng dao động lớn hoặc dự phòng đảm bảo cân đối nhưng lại không được ghi nhận nợ phải trả theo CMKT vì 2 loại dự phòng này không thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả theo qui định của CMKT.

Như vậy, xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chế độ tài chính áp dụng cho DNBH và CMKT nên sẽ có nhiều điểm khác biệt giữa hai loại quy định pháp lý này. Đây cũng là thông lệ chung của các nước và đòi hỏi việc hoàn thiện hệ thống kế toán BH phải đồng thời tuân thủ cả chế độ tài chính và CMKT.

2.2.1.3 Chế độ kế toán bảo hiểm

Để đảm bảo tính thống nhất khi triển khai áp dụng chế độ kế toán trong phạm vi cả nước, về cơ bản các nội dung của chế độ kế toán áp dụng cho DNBH đã thể hiện sự tôn trọng và phù hợp với hệ thống chế độ kế toán DN, như: phương pháp phân loại tài khoản kế toán (TKKT), quy định tên gọi, k‎ý, mã hiệu tài khoản; giải thích nội dung, kết cấu, phương pháp ghi chép các TKKT; phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu như: kế toán TSCĐ, đầu tư, nguồn vốn…; về chứng từ kế toán: DNBH áp dụng toàn bộ các chứng từ kế toán thuộc 4 chỉ tiêu: lao động tiền lương, hàng tồn kho, vốn bằng tiền và TSCĐ quy định trong chế độ chứng từ kế toán; về BCTC: Tôn trọng những quy định chung của chế độ BCTC, số lượng biểu mẫu báo cáo, trách nhiệm lập BCTC…

Chế độ kế toán BH có 4 nội dung cơ bản với các đặc thù chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống chứng từ kế toán

Ngoài các chứng từ kế toán áp dụng chung cho các DN, có 6 mẫu chứng từ kế toán đặc thù áp dụng riêng cho các DNBH là:

- Phiếu thanh toán tiền BH (Mẫu số C01 - DN).

- Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu, chi kinh doanh nhận tái BH (Mẫu số C02 - DN).

- Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu, chi kinh doanh nhượng tái BH (Mẫu số C03 - DN).

- Phiếu thanh toán tiền hoa hồng BH (Mẫu số C04-DN)

- Bảng kê thanh toán thu phí BH gốc hàng ngày (Mẫu số C05 - DN). - Bảng kê thanh toán trả tiền BH hàng ngày (Mẫu số C06 - DN).

Thứ hai, hệ thống tài khoản kế toán

Danh mục hệ thống TKKT áp dụng cho các DNBH ban hành theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

Những đặc trưng của hệ thống TKKT áp dụng cho các DNBH so với hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho các DN có các đặc điểm sau:

* DNBH không sử dụng các tài khoản sau:

- TK 155 "Thành phẩm":Vì DNBH không có hoạt động sản xuất.

- TK 611 "Mua hàng"; TK 631 "Giá thành sản xuất": Do các DNBH không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

- TK 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp"; TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"; TK 627 "Chi phí sản xuất chung": Vì chi phí trực tiếp KDBH không có các loại chi phí trên.

- TK 632 “Giá vốn hàng bán” vì đây thực chất là TK trung gian làm tăng khối lượng công việc kế toán.

* Bổ sung thêm các tài khoản cho các loại nghiệp vụ sau: - Đối với nghiệp vụ thanh toán

+ Kế toán thanh toán chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong toàn bộ công tác kế toán của DNBH. Để phản ánh rõ ràng nội dung các khoản thanh toán trong KDBH, các TK 131 “Phải thu của khách hàng” và TK 331 “phải trả cho người bán” có các TK cấp 2 để phản ánh các khoản phải thu, phải trả theo từng loại hoạt động BH gốc, nhận tái và nhượng tái BH. Từng TK cấp 2 có các TK cấp 3 để phản ánh các khoản phải thu, phải trả chi tiết theo từng nội dung doanh thu, chi phí của từng loại KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH.

+ Bổ sung thêm TK 3385 – “Phí bảo hiểm tạm thu”: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa DNBH với khách hàng về phí BH tạm thu khi chưa có hợp đồng BH chính thức đối với nghiệp vụ BH nhân thọ.

- Đối với doanh thu BH: Có các TKKT sau:

+ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 5 TK cấp 2: Doanh thu BH gốc (TK 5111), doanh thu nhận tái BH (TK 5113), doanh thu nhượng tái BH (TK 5114), doanh thu môi giới BH (TK 5115), doanh thu các hoạt động khác (TK 5118). Từng TK cấp 2 có các TK cấp 3 để phản ánh chi tiết theo từng nội dung doanh thu cho KDBH gốc, nhận và nhượng tái BH.

+ Bổ sung thêm 2 TK ngoài bảng để theo dõi doanh thu hợp đồng BH phát sinh từ khi k‎ý kết đến khi phát sinh trách nhiệm BH là:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)