BH.
- Các loại báo cáo thống kê, nghiệp vụ trong chế độ tài chính của DNBH mới quy định danh mục và mẫu báo cáo mà chưa quy định mục đích, cơ sở, nội dung và phương pháp lập từng báo cáo. Do thiếu các hướng dẫn cụ thể nên chất lượng các báo cáo này ra sao không có căn cứ kiểm tra, đánh giá. Thông lệ chung của các nước thì các báo cáo này trước khi nộp cơ quan quản lý BH bắt buộc phải có ý kiến xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập; Các báo cáo này phải được quy định rất rõ ràng, cụ thể về mục đích, nội dung và phương pháp lập làm cơ sở pháp lý cho DNBH thực hiện và là căn cứ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình.
- Ngoài BCTC lập để công khai theo quy định của CMKT và các báo cáo thống kê, nghiệp vụ theo thông lệ chung của các nước, các DNBH đều phải lập BCTC để gửi cơ quan quản lý BH nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát DNBH. Vấn đề này, cho đến nay vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam.
2.3.2.2 Tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán của các doanh nghiệpbảo hiểm bảo hiểm
Thứ nhất, tồn tại trong thực hiện chế độ tài chính, kế toán ở các DNBH hiện nay chủ yếu là: Do chính sách, chế độ tài chính, thuế và kế toán về hoạt động KDBH chưa quy định đầy đủ, rõ ràng nên một số hoạt động đặc thù trong KDBH thực hiện chưa thống nhất, như:
- Phương pháp kế toán doanh thu, chi phí, dự phòng nghiệp vụ... của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn, kế toán hoạt động đồng BH; Kế toán chi phí khai thác BH; Kế toán đầu tư mua trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội...
- Kế toán cổ phiếu mua lại và tái phát hành, huỷ bỏ hoặc chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu mua lại; kế toán theo dõi vốn góp của cổ đông chi tiết theo mệnh giá và thặng dư vốn... do chưa có hướng dẫn nên các công ty cổ phần BH phải vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện.
- Tồn tại trong quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tồn tại trong việc thực hiện của các DNBH là: