Quy định chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 127 - 128)

. Về kế toán chi phí doanh thu kết quả: Việc kế toán chi phí doanh thu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BẢO HIỂM TRONG XU THẾ MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP

3.2.3 Quy định chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho doanh nghiệp bảo hiểm

hiểm

Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực kế toán, trong đó bộ phận quan trọng là CMKT. Việc nghiên cứu, xây dựng và công bố CMKT Việt Nam là một đòi hỏi hết sức cấp bách. Hệ thống CMKT hoàn chỉnh và hoà nhập với những thông lệ quốc tế là một bộ phận cấu thành quan

trọng để tạo nên khuôn khổ pháp lý trong công tác kế toán.

Để có cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống kế toán DN nói chung và chế độ kế toán BH nói riêng, ngoài các CMKT đã ban hành, thời gian tới Việt Nam phải tiến hành khẩn trương việc nghiên cứu và công bố tiếp các CMKT còn lại, đặc biệt là các CMKT về KDBH và chứng khoán đầu tư.

Trước xu thế hội nhập và trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần sớm nghiên cứu, ban hành CMKT áp dụng riêng cho DNBH (gọi tắt là CMKT về BH). CMKT về BH phải được nghiên cứu, ban hành trên cơ sở CMKT quốc tế và CMKT của các nước (đối với các vấn đề mà CMKT quốc tế chưa đề cập và đang tiếp tục nghiên cứu, ban hành ở giai đoạn 2) và phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Tương tự như các nước, CMKT về BH cần quy định rõ các yếu tố cơ bản của BCTC gắn với đặc thù KDBH, bao gồm:

Thứ nhất, doanh thu phí BH

CMKT quốc tế số 4 chưa quy định doanh thu và cho phép DNBH thực hiện theo thông lệ kế toán hiện hành. Để phù hợp với CMKT của các nước có thị trường BH phát triển lâu đời (như Mỹ, Úc...)[60, 61], doanh thu phí BH cần quy định các nội dung sau:

- Ghi nhận doanh thu phí BH: Doanh thu phí BH được ghi nhận từ ngày hợp đồng BH có hiệu lực, ngay khi DNBH xác định được mức phí BH phải thu một cách đáng tin cậy. Doanh thu phí BH được ghi nhận từ ngày hợp đồng BH có hiệu lực vì DNBH hưởng doanh thu do gánh chịu rủi ro thay cho NĐBH từ ngày đó. Trên thực tế, DNBH có thể sử dụng phương pháp lấy ngày gần đúng, ví dụ: ngày giữa tháng của tháng mà hợp đồng phát sinh.

Trong suốt thời hạn BH, doanh thu phí BH được ghi nhận theo thời hạn rủi ro và nếu không có khác biệt trọng yếu thì ghi nhận đều trong suốt thời hạn BH, cụ thể:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)