. TK 006 – “Hợp đồng nhượng tái BH chưa phát sinh trách nhiệm”: Dùng
2.2.2.1 Trích lập dự phòng nghiệp vụ
Một là, về dự phòng nghiệp vụ BH phi nhân thọ: - Về dự phòng phí chưa được hưởng:
Các DNBH trong nước là DNNN, công ty cổ phần như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, Công ty BH Dầu khí (PVI)… đều sử dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí BH, cụ thể: Đối với nghiệp vụ BH hàng hóa bằng 17%, đối với các nghiệp vụ BH khác bằng 40% của tổng phí BH giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ BH này. Theo Thông tư 99, các tỷ lệ 17% và 40% chỉ được áp dụng đến ngày 31/12/2004.
Các DNBH có vốn đầu tư của nước ngoài như Công ty liên doanh BH liên hiệp (UIC), Công ty TNHH BH Allianz/AGF và một số DNBH trong nước như Công ty TNHH BH Châu Á - Ngân hàng Công thương… đều sử dụng phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng BH và chủ yếu là phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày, một số DNBH áp dụng phương pháp 1/365 hoặc 1/24 hoặc 1/8.
Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng BH sẽ cho kết quả chính xác hơn phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí BH. Tuy nhiên, phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng BH đòi hỏi DNBH phải theo dõi và tính dự phòng phí chưa được hưởng chi tiết cho từng hợp đồng BH và điều này các DNBH trong nước như Bảo Việt, Bảo Minh với phạm vi KD quá rộng và khách hàng trên cả nước nên hiện chưa có phần mềm đáp ứng được để sử dụng phương pháp này. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ quản lý hiện đại và chương trình phần mềm máy vi tính đã theo dõi được cho từng hợp đồng BH để áp dụng phương pháp trích lập hệ số của thời hạn hợp đồng BH, trong đó chủ yếu là hệ số 1/365 và phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày.
- Về dự phòng bồi thường:
Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết có 2 loại:
+ Đối với dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết: Các DNBH đều sử dụng phương pháp từng hồ sơ, mức trích lập được tính dựa trên cơ sở thống kê số tiền phải bồi thường cho từng hồ sơ đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
+ Đối với dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm BH chưa khiếu nại: Các DNBH đều áp dụng phương pháp thống kê.
- Đối với dự phòng dao động lớn: Các DNBH đều sử dụng phương pháp thống kê. Do chế độ chưa quy định cụ thể nên phương pháp, số năm và cách thức thống kê rất khác nhau giữa các DNBH. Ở Bảo Việt, hàng năm đều thống kê các nghiệp vụ BH có phát sinh chi phí bồi thường lớn hơn phí BH thực giữ lại để xác định quy luật tổn thất lớn làm căn cứ trích lập dự phòng. Còn các DNBH mới thành lập thì chưa thể thống kê được vì mới đi vào hoạt động.
Hai là, về dự phòng nghiệp vụ BH nhân thọ:
Các DNBH nhân thọ thực hiện trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ theo đúng quy định. Riêng dự phòng toán học các DNBH trích lập theo phương pháp phí BH thuần và phản ánh vào chi phí trực tiếp KDBH và chi phí tài chính.
Ba là, đối với dự phòng dao động lớn hoặc dự phòng bảo đảm cân đối:
Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài chỉ trích lập khi lập BCTC theo quy định của Việt Nam còn khi lập BCTC gửi công ty mẹ thì không trích lập 2 loại dự phòng trên.