Hệ thống chế độ tài chính, thuế và kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 98 - 110)

. Cho phép DNBH được lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp

2.3.2.1 Hệ thống chế độ tài chính, thuế và kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

nghiệp bảo hiểm

Trong những năm vừa qua, do chưa có CMKT quốc tế về BH, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực BH tăng nhanh; Trong bối cảnh CMKT và thông lệ kế toán về BH giữa các nước rất da dạng và việc nghiên cứu, ban hành chế độ tài chính, thuế và kế toán BH là công việc rất phức tạp, lại diễn ra khẩn trương trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nên đã bộc lộ các tồn tại sau:

Thứ nhất, về chế độ tài chính và thuế áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Chế độ tài chính và thuế áp dụng cho DNBH chưa thực sự phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ chung của các nước và yêu cầu thực tiễn KDBH của nước ta, cụ thể:

* Các quy định về đánh giá khả năng thanh toán của DNBH:

Việc đánh giá đúng khả năng thanh toán của DNBH phụ thuộc vào quy định của Nhà nước về biên khả năng thanh toán tối thiểu và biên khả năng thanh

toán của DNBH, nhưng các quy định này còn một số các tồn tại sau:

- Về biên khả năng thanh toán tối thiểu: Theo quy định, biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH phi nhân thọ bằng 20% tổng phí BH thực giữ lại. Tỷ lệ 20% là thấp so với các nước [30] vì phần lớn các DNBH trong nước (trừ Bảo Việt) đều có khả năng tài chính hạn chế, nên với các nghiệp vụ BH có rủi ro cao, mức phí BH giữ lại thấp và phần lớn các nghiệp vụ phải chuyển nhượng tái BH. Song trong lĩnh vực tái BH, nhiều DNBH trong nước không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với thị trường tái BH quốc tế nên chưa có đủ điều kiện để phân tích khả năng tài chính và mức độ tin cậy của các DN nhận tái BH.

Ví dụ: Một dịch vụ BH có giá trị rủi ro là 100 triệu đồng, phí BH là 200.000 đồng được DNBH nhượng tái BH với tỷ lệ là 90%, phần giữ lại là 10%. Phí BH chuyển nhượng là 90% x 200.000 = 180.000 đồng, phần còn lại thuộc DNBH là 20.000 đồng. Theo chế độ, DNBH cần duy trì vốn tự có là 4.000 đồng (tính bằng 20% trên phần phí giữ lại là: 20% x 20.000 đồng). Như vậy, số phận và quyền lợi của NĐBH sẽ ra sao khi xảy ra tổn thất toàn bộ và DN nhận tái BH này bị phá sản hoặc không tôn trọng cam kết BH. Mặt khác, do khả năng nhận tái BH thấp nên phí BH thực giữ lại của các DNBH thực tế là thấp so với tổng phí BH gốc khai thác được. Từ đó có thể sẽ làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán do DNBH không có đủ vốn cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia BH khi có tổn thất đặc biệt, DNBH bị thua lỗ hoặc DN nhận tái BH bị phá sản.

- Về biên khả năng thanh toán của DNBH:Biên khả năng thanh toán của DNBH là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả mà thực chất là tài sản thuần mà DNBH phải luôn duy trì không được thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định.

Biên khả năng thanh toán của DNBH càng lớn thì khả năng thanh toán và tự chủ tài chính của DN càng cao. Khi đó, DNBH sẽ thực hiện tốt hơn trách nhiệm đã cam kết và quyền lợi của người tham gia BH sẽ được đảm bảo hơn. Ở các nước, như ở Mỹ [59], toàn bộ tài sản không có khả năng chuyển đổi ra tiền phải loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán. Ở nước ta, theo quy định hiện

hành chỉ có 2 loại tài sản được loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán, đó là: Các khoản vốn góp để thành lập DNBH khác từ nguồn vốn chủ sở hữu của DNBH và các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định. Như vậy, nếu chỉ loại trừ 2 loại tài sản này là chưa đủ vì còn nhiều tài sản không có khả năng chuyển đổi ra tiền vẫn được coi là tài sản khi tính biên khả năng thanh toán như: Các chứng khoán có rủi ro khó chuyển đổi ra tiền, chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn chưa phân bổ, tài sản thiếu chờ giải quyết...

- Các quy định về đánh giá tính thanh khoản của DNBH phi nhân thọ:Do tai nạn, tổn thất của NĐBH có thể xảy ra bất cứ lúc nào với giá trị tổn thất rất lớn không thể xác định được trước, như sóng thần ở các nước Đông Nam Á. Để đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia BH, DNBH phải luôn sẵn có các nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu chi bồi thường và triển khai các dịch vụ BH có giá trị lớn. Đó chính là yêu cầu về tính thanh khoản. Theo quy định, chỉ tiêu về tính thanh khoản được tính bằng nợ phải trả chia (:) cho tài sản có tính thanh khoản. Các tài sản khó chuyển đổi ra tiền như các chứng khoán và các khoản cho vay có nhiều rủi ro khó chuyển đổi thành tiền, các khoản vốn đầu tư vào công ty con... theo chế độ được coi là tài sản khi đánh giá về tính thanh khoản là chưa phù hợp.

* Trích lập dự phòng nợ khó đòi: Quy định về trích lập các khoản dự phòng nợ khó đòi khi áp dụng cho DNBH có các tồn tại sau:

- Về khái niệm dự phòng nợ phải thu khó đòi:Trong KDBH, bên mua BH thường đóng phí BH ngay từ khi giao kết hợp đồng. Sau đó, nếu xảy ra sự kiện BH, DNBH mới thực hiện chi bồi thường hoặc trả tiền BH. Như vậy, NĐBH có thể không được hưởng quyền lợi BH nếu như trong suốt thời hạn BH không phát sinh tai nạn, tổn thất. Hết thời hạn BH, do không có rủi ro nên bên mua BH có thể cố tình không đóng phí BH. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều DNBH mà chưa được xử lý xoá nợ hoặc trích lập dự phòng do chế độ chưa cho phép coi các khoản phải thu mà đối tượng nợ cố tình không thanh toán (do nguyên nhân chủ quan) là nợ khó đòi.

thu khó đòi:Theo thông lệ chung của các nước, nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được coi là nợ khó đòi phải trích lập dự phòng và các khoản nợ này không được coi là tài sản khi tính biên khả năng thanh toán của DNBH. Còn ở Việt Nam, nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên hoặc tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng DN có đủ bằng chứng là đối tượng nợ không có khả năng thanh toán mới được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Quy định này chưa phù hợp với thông lệ chung của các nước và điều kiện của Việt Nam hiện nay do ý thức chấp hành nghĩa vụ đóng phí BH của bên mua BH nói chung là chưa tốt.

Số lượng hợp đồng của các DNBH thường rất lớn với giá trị và thời hạn BH của hợp đồng rất khác nhau, có thể là 2-3 ngày như BH hàng hoá, có thể là hàng chục năm như BH nhân thọ... Với quy định hiện hành, DNBH không được ghi nhận là nợ khó đòi nếu khách hàng cố tình không đóng phí BH hoặc nếu DNBH không tìm được địa chỉ của bên mua BH, nhất là các cá nhân hoặc các DN tư nhân, hợp tác xã... để thu phí BH. Ngay cả khi khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên thì DNBH cũng không có khả năng và sẽ không có hiệu quả khi đòi nợ, đặc biệt là các hợp đồng BH có giá trị thấp. Nhiều khoản phải thu về phí BH gốc chưa tới 2 năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ, trên thực tế không có khả năng thu hồi nợ, nhưng DNBH không thể thu thập được bằng chứng chứng minh là bên mua BH không có khả năng thanh toán theo quy định. Từ đó, hồ sơ về nợ khó đòi thực tế phát sinh hàng năm khá lớn nhưng chưa được lập dự phòng và xử lý xoá nợ ở nhiều DNBH, vì theo chế độ DNBH chỉ được xử lý xóa nợ khi người nợ bị chết hoặc có quyết định giải thể, phá sản DN... (đối với đơn vị nợ). Từ đó nhiều khoản nợ khó đòi chưa được loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán và sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro của DNBH.

- Về mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:Theo chế độ, tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bị khống chế tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của DN là chưa hợp lý. Mục đích của trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là để phản ánh giá trị tài sản thuần của DN theo yêu

cầu của nguyên tắc thận trọng. Việc khống chế mức trích lập dự phòng sẽ làm cho số nợ khó đòi thực tế phát sinh lớn hơn số được phép trích lập vẫn được coi là tài sản nên không phản ánh đúng thực trạng tài chính và khả năng thanh toán của DN. Khi chế độ quy định không rõ ràng, các DNBH có thể coi việc trích lập dự phòng nợ khó đòi như một công cụ kế toán để điều chỉnh kết quả kinh doanh.

* Dự phòng nghiệp vụ: Còn tồn tại 2 vấn đề sau:

Một là, về phương pháp trích lập

- Cho đến hết năm 2004, các DNBH vẫn thực hiện trích lập dự phòng theo Thông tư số 72 [14]. Theo đó, nợ phải trả về trích lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm BH chưa khiếu nại bằng một tỷ lệ phần trăm trên phí BH giữ lại do DNBH tự xác định là chưa hợp lý vì khoản nợ này hoàn toàn không liên quan gì với phí BH giữ lại trong năm tài chính. Nếu có thì chỉ là sự tác động đến tỷ lệ phí trong các năm tài chính sau. Do vậy, không thể giới hạn dự phòng này theo một tỷ lệ % trên phí BH thực giữ lại trong năm tài chính hiện hành vì nó sẽ làm cho quy mô quỹ dự phòng này bị hạn chế rất nhiều.

Ở các nước, dự phòng nghiệp vụ là khoản nợ phải trả lớn nhất trong các DNBH phi nhân thọ. Nhiều nghiệp vụ BH như: BH xe cơ giới, BH hàng hải, thực tế việc giải quyết dứt điểm đền bù phải mất nhiều thời gian khi tổn thất xảy ra, hoặc phải chờ cho đến khi xác định được rõ ràng tình trạng của thiệt hại để xác định bồi thường, hoặc phải chờ đến quyết định cuối cùng của cơ quan pháp lý. Ví dụ: Một số sự kiện hệ trọng như tổn thất hàng hải đòi hỏi định rõ mức liên quan của bên vận chuyển, bên xếp dỡ hàng và xác định trách nhiệm theo các luật lệ quốc tế nên dự phòng cho các tổn thất phải bồi thường thường rất lớn và có thể lớn hơn cả số phí BH hàng năm của DNBH và được đánh giá là khoản mục quan trọng nhất bên nguồn vốn của BCĐKT. Từ sự không hợp lý trên, theo Thông tư 99 (thay thế Thông tư 72) thì từ 01/01/2005 phương pháp này không còn hiệu lực.

- Quy định về trích lập dự phòng dao động lớn được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của DNBH là thiếu cơ sở thực tế. Loại dự phòng này DNBH trích lập để chống

đột biến, song qua thống kê DNBH có thể ước tính được cho bất kỳ tổn thất lớn nào (như thiên tai) nên mức trích sẽ được căn cứ vào thống kê. Qui mô dự phòng này được tích luỹ theo thời gian có thể rất lớn và có sự khác nhau giữa các nghiệp vụ BH chứ không nhất thiết là 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính.

- Hai là về dự phòng toán học: Theo quy định, dự phòng toán học được hạch toán vào chi phí mà chưa phân biệt rõ là khi nào được hạch toán vào chi phí trực tiếp KDBH và khi nào được hạch toán vào chi phí tài chính để có cơ sở pháp lý cho các DNBH thực hiện.

*Doanh thu phí BH

Quy định về doanh thu phí BH còn quá đơn giản, chưa đầy đủ, rõ ràng các nội dung: Thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp ghi nhận doanh thu cho 2 loại hợp đồng BH ngắn hạn và dài hạn; chưa phân biệt rõ các trường hợp và phương pháp ghi nhận doanh thu theo thời hạn rủi ro hoặc ghi nhận đều trong suốt thời hạn BH; chưa quy định cách thức ghi nhận doanh thu đối với hợp đồng mà phí BH phụ thuộc vào các điều chỉnh tiếp theo... Từ đó, các DNBH thực hiện chưa thống nhất, đặc biệt là hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn.

* Chính sách thuế

Pháp luật thuế TNDN quy định các DNBH được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý [21]. Trong các khoản chi phí hợp lý, chế độ chưa quy định có chi bồi thường, nhưng thực tế cơ quan thuế vẫn cho phép DNBH coi chi bồi thường là chi phí hợp lý.

Việc khống chế các khoản chi trên không được vượt quá 10% tổng chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN phải nộp sẽ không khuyến khích KDBH. Vì trong tổng chi phí hợp lý thì chi bồi thường là khoản chi lớn nhất và nó phụ thuộc vào rủi ro BH không thể xác định được trước. Việc khống chế 10% trên tổng chi phí sẽ làm cho DNBH nào phát sinh chi bồi thường lớn thì được chi quảng cáo, tiếp

thị, đối ngoại… nhiều và do đó chưa khuyến khích khai thác BH. Đồng thời DNBH luôn bị động vì không xác định được trước chi bồi thường và các khoản chi khác gắn với rủi ro BH để xây dựng kế hoạch và thực hiện các khoản chi trên cho có hiệu quả.

Thứ hai, các nguyên tắc kế toán BH

Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về BH nhưng cho tới nay vẫn chưa thiết lập được các nguyên tắc kế toán BH (ở Mỹ gọi là các nguyên tắc kế toán theo luật định do cơ quan quản lý BH ban hành) làm cơ sở cho việc lập BCTC để phục vụ kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH. Đồng thời, chưa phân biệt rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa các nguyên tắc kế toán BH chỉ áp dụng cho DNBH với các nguyên tắc kế toán cơ bản (ở Mỹ gọi là các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung) quy định trong CMKT làm cơ sở cho việc lập BCTC để công khai áp dụng cho mọi DN, trong đó có DNBH. Ví dụ: DNBH chỉ áp dụng nguyên tắc phù hợp cho mục đích lập BCTC để công khai, còn cho mục đích lập BCTC để phục vụ kiểm tra, giám sát của Nhà nước thì không được ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc phù hợp.

Thứ ba, các tồn tại liên quan đến Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán bảo hiểm

Luật Kế toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 nhưng Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán không được ban hành kịp thời. Đặc biệt là tình trạng các CMKT đã ban hành nhưng thường phải một thời gian khá lâu sau đó mới có các Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các CMKT. Từ đó gây khó khăn cho các DN nói chung trong đó có DNBH khi triển khai thực hiện Luật Kế toán và các CMKT đã ban hành. Mặt khác, cho đến nay Việt Nam chưa có CMKT áp dụng riêng cho DNBH. Do đó, chế độ kế toán BH chưa thực sự phù hợp với CMKT quốc tế về BH và thông lệ chung của các nước. Trong quá trình

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)