Mối tương quan hoặc sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các loại rủi ro khác

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 155 - 159)

nhau.

Khi trình bày các thông tin về rủi ro BH, DNBH phải thuyết minh các thông tin cả rủi ro trước và rủi ro sau khi đã điều chỉnh bởi hoạt động nhượng tái BH.

+ Thuyết minh về tình hình bồi thường để so sánh các khoản bồi thường thực tế so với số liệu ước tính trước đây thông qua “Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường” được lập cho từng nghiệp vụ BH phi nhân thọ quan trọng của DNBH. Việc trình bày “Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường” cho các năm bắt đầu từ thời điểm mà trách nhiệm bồi thường trọng yếu đầu tiên phát sinh cho đến khi vẫn chưa chắc chắn về số tiến và thời điểm thanh toán bồi thường. Bảng tổng hợp này phải trình bày cho 10 năm liên tiếp, cho từng nghiệp vụ. DNBH không phải trình bày các thông tin về các nghiệp vụ BH phát sinh trách

nhiệm bồi thường và đã được giải quyết ngay trong năm tài chính. Trong lĩnh vực BH phi nhân thọ, có nhiều nghiệp vụ BH xảy ra tổn thất nhưng chưa được giải quyết bồi thường ngay trong năm tài chính, Nhiều nghiệp vụ BH liên quan đến tai nạn như đắm tàu, máy bay rơi… khi xảy ra sự kiện BH, thời gian giám định tổn thất, giải quyết và thanh toán bồi thường có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Đối với các nghiệp vụ BH này, DNBH phải theo dõi tình hình bồi thường cho đến khi kết thúc trách nhiệm BH, nhưng khi lập Bảng tổng hợp này chỉ cần phải trình bày cho 10 năm liên tiếp không phải trình bày trên 10 năm.

Ví dụ: “Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường” qua 10 năm của nghiệp vụ BH A của DNBH phi nhân thọ (Xem Bảng số 3.2).

Bảng tổng hợp này thống kê các số liệu được tính theo tỷ lệ % giữa tổng số các khoản thanh toán bồi thường thực trả hàng năm cộng (+) với số dự phòng bồi thường còn lại cuối mỗi năm tài chính chia cho tổng phí BH thực giữ lại từng năm theo công thức sau:

Tổng các khoản thanh toán bồi thường thực trả từ 1994 đến 2003

+ Dự phòng bồi thường

x 100% Tổng phí BH thực giữ lại

Bảng số 3.2: Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường của nghiệp vụ BH A của DNBH phi nhân thọ

Đơn vị: % Năm tổn thất Năm bồi thường 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 90(1 ) 91 93 92 78 76 72 72 73(3 ) 72 2 89(2 ) 88 92 89 80 78 75 74 75(4 )

3 88 89 90 87 81 80 75 764 84 87 90 86 82 79 76 4 84 87 90 86 82 79 76 5 81 86 89 82 81 80 6 82 82 86 83 80 7 80 82 86 81 8 79 81 82 9 79 80 10 79(5 )

Bảng tổng hợp này phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường, trong đó:

(1) 90% là tỷ lệ giữa tổng số tiền bồi thường đã trả năm 1994 cộng (+) với số dự phòng bồi thường còn lại cuối năm 1994 cho các tai nạn, tổn thất xảy ra năm 1994 trên tổng phí BH thực giữ lại năm 1994.

(2) 89% là tỷ lệ giữa tổng số tiền bồi thường đã trả năm 1994 và 1995 cộng (+) với số dự phòng bồi thường còn lại cuối năm 1995 cho các tai nạn, tổn thất xảy ra năm 1994 trên tổng phí BH thực giữ lại năm 1994.

(3) 73% là tỷ lệ giữa tổng số tiền bồi thường đã trả năm 2002 cộng (+) với số dự phòng bồi thường còn lại cuối năm 2002 cho các tai nạn, tổn thất xảy ra năm 2002 trên tổng số phí BH thực giữ lại năm 2002.

(4) 75% là tỷ lệ giữa tổng số tiền bồi thường đã trả năm 2002 và 2003 cộng (+) với số dự phòng bồi thường còn lại cuối năm 2003 cho các tai nạn, tổn thất xảy ra năm 2002 trên tổng phí BH thực giữ lại năm 2002.

(5) 79% là tỷ lệ giữa tổng số tiền bồi thường đã trả trong 10 năm (từ 1994 đến 2003) cộng với một số ít dự phòng còn lại cuối năm 2003 cho các tai nạn, tổn thất xảy ra năm 1994 trên tổng phí BH giữ lại năm 1994.

Nhìn vào Bảng tổng hợp trên ta có nhận xét như sau:

thường với mức quá thận trọng, thể hiện: Mức dự phòng bồi thường trích lập trong 4 năm đầu (từ 1994 đến 1997) đều trên 80% là quá lớn vì thực tế ở các năm sau số đã thanh toán bồi thường đều thấp hơn nhiều so với số đã trích lập dự phòng ở các năm trước từ 90% năm 1994 giảm xuống còn 79% ở 3 năm cuối (năm 2001, 2002 và 2003); từ 91% năm 1995 giảm xuống còn 80% ở năm 2002,…)

- Từ năm 1998 đến năm 2002, DNBH đã thay đổi cách tính và lập dự phòng quá thấp nên chưa đảm bảo thận trọng đúng mức cần thiết, thể hiện: 4 năm đầu DNBH lập dự phòng trên 80% còn 6 năm sau (từ năm 1998 đến 2003) DNBH lập dự phòng chưa đủ (dưới 80%) và thực tế ở các năm sau số đã thanh toán bồi thường đều cao hơn số đã trích lập dự phòng bồi thường ở các năm trước. Chênh lệch số chi bồi thường thực tế lớn hơn số đã trích lập dự phòng, DNBH phải tính vào chi phí ở năm có phát sinh.

Các “Bảng tổng hợp số liệu về tình hình bồi thường” sẽ cung cấp cho người sử dụng BCTC những thông tin quan trọng để xem DNBH có đảm bảo tính thận trọng không, quá thận trọng hoặc chưa thận trọng đúng mức cần thiết. Đồng thời các Bảng tổng hợp này giúp người sử dụng BCTC biết được trong quá khứ cho đến năm tài chính hiện hành, DNBH có thay đổi tính thận trọng không và xu hướng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến BCTC ra sao. Ví dụ: Theo Bảng tổng hợp với các số liệu minh hoạ như đã nêu trên cho ta thấy các năm đầu (từ 1994 đến 1997), DNBH luôn thận trọng quá mức cần thiết và các năm sau (từ 1998 đến 2002) DNBH lại không đảm bảo mức thận trọng cần thiết. Bảng tổng hợp này cung cấp các thông tin khách quan, đáng tin cậy (vì nó thống kê theo số tiền bồi thường thực tế đã chi trả suốt 10 năm để so sánh với số dự phòng bồi thường đã trích lập trước đó). Từ đó đánh giá số dự phòng đã trích lập của từng nghiệp vụ BH là thừa hay thiếu. Với các chuyên gia BH thì Bảng tổng hợp này là báo cáo quan trọng nhất vì nó cung cấp các thông tin hữu ích để xem xét, đánh giá tính thận trọng của DNBH mà BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD có nhiều yếu tố chủ quan nên chưa thể cung cấp được.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 155 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)