Đối với hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho tất cả các loại hình DN

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 159 - 160)

quyền biểu quyết ở công ty con và các tổng công ty nhà nước (như bảo Việt) thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con thì ngoài BCTC riêng, các đơn vị này còn phải lập BCTC hợp nhất. Bộ tài chính cần có hướng dẫn cụ thể biểu mẫu và trình tự lập BCTC hợp nhất cho phù hợp với đặc thù KDBH, đặc biệt là khi DNBH đầu tư vào các công ty con là DNBH khác hoặc các DN thuộc các lĩnh vực SXKD khác nhau.

Thứ tư, về các báo cáo thống kê, nghiệp vụ: cần hướng dẫn cụ thể căn cứ, nội dung và phương pháp lập từng loại báo cáo.

3.2.4.2 Các kiến nghị hoàn thiện chế độ kế toán bảo hiểm ở giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, việc hoàn thiện chế độ kế toán BH chỉ được thực hiện trên cơ sở đã ban hành mới hệ thống chế độ kế toán DN sau khi Nhà nước đã ban hành đầy đủ các CMKT, trong đó có CMKT về BH. Đồng thời, việc hoàn thiện kế toán BH ở giai đoạn 2 chỉ được thực hiện khi các chính sách, chế độ tài chính và thuế liên quan đến hoạt động KDBH đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về BH.

Trên cơ sở những nghiên cứu CMKT quốc tế và của các nước về kế toán BH đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng kế toán BH ở Việt Nam, luận án sẽ đi sâu phân tích những định hướng hoàn thiện chế độ kế toán BH ở giai đoạn 2 như sau:

Thứ nhất, về tài khoản kế toán:

- Đối với hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho tất cả các loại hìnhDN DN

Để tạo dựng nên một khung hệ thống TKKT thống nhất làm nền tảng cho các hệ thống TKKT đặc thù khác trong nền KTQD, việc thiết kế hệ thống TKKT thống nhất cần tôn trọng 3 nguyên tắc: càng đơn giản càng tốt, linh hoạt để có thể thay đổi và phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước và của DN. Đồng thời quán triệt một số quan điểm, định hướng hoàn thiện sau:

lý Nhà nước chỉ quan tâm và quản lý đến các TK cấp 1, còn các TK cấp 2,3... cho phép các DN được tự mở chi tiết cho phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong từng TK cần phải xem xét và quy định lại những vấn đề còn chưa cụ thể hoặc không thể quy định cụ thể để hình thành một ranh giới rõ ràng giữa quy định mang tính bắt buộc (đối với TK cấp 1) và quy định mang tính hướng dẫn (đối với các TK cấp 2, cấp 3...) có như vậy mới phù hợp với thực tế hiện nay đối với các TK cấp 2, 3 liên quan đến doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả... của từng loại hình DN.

+ Một số TK cấp 2 cần quy định thành TK cấp 1 để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế quan trọng phát sinh ở hầu hết các DN (như tài sản thừa, thiếu chờ giải quyết, doanh thu chưa thực hiện…). Một số nghiệp vụ kinh tế phản ánh ở TK cấp 1 cần quy định thành 1 TK riêng để phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là nội dung không thuộc chi phí quản lý DN, hay các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện (như lãi, lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ…) đang phản ánh ở TK 421 (cùng với lãi, lỗ đã thực hiện) cần quy định thành một TK cấp 1.

+ Đối với các TK loại 6: nhìn vào loại TK 6 có thể nhận thấy các khoản chi phí trực tiếp ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chưa được phản ánh riêng và không đảm bảo chính xác trong việc tính toán, phân bổ chi phí để tính giá thành cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Các loại chi phí này hiện đang phản ánh gộp vào TK 627 - Chi phí SX chung. Các loại chi phí trực tiếp sản xuất và kinh doanh dịch vụ rất khác nhau giữa các loại hình DN, thậm chí có DN như DNBH, chi phí trực tiếp KD không có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các DN thực hiện khoán như khoán trong các DN xây lắp, nông nghiệp… không thể bóc tách được chi phí để tập hợp trên các TK 621, 622, 627. Vì vậy, đối với các TK loại 6 có thể hoàn thiện theo hướng chỉ quy định các TK cấp 1 sau:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)