THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BẢO HIỂ MỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 63 - 65)

- Về thâm hụt phí: GAAP yêu cầu DNBH phải theo dõi và phải hạch toán thâm hụt phí nếu tổng chi phí bồi thường và chi phí giải quyết bồi thường dự kiến,

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BẢO HIỂ MỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘMÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm

Trên thực tế, với sự can thiệp vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, KDBH tạo ra sự phong phú và đa dạng lớn về nghề nghiệp cho các DNBH. DNBH muốn tồn tại và phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên các phương diện:

- Triển khai các nghiệp vụ: Là hoạt động cơ bản của DNBH, đó là lý do tồn tại của DNBH, bao gồm các công việc định phí BH, soạn thảo và ký kết hợp đồng BH; thu phí BH; theo dõi, quản lý và duy trì, tái tục hợp đồng; tiếp nhận khai báo tổn thất, yêu cầu và khiếu nại bồi thường; giám định tổn thất, giải quyết và thanh toán bồi thường. Kỹ thuật nghiệp vụ trong KDBH có những đặc tính riêng làm cho tổ chức của DNBH khác hẳn với các DN SXKD khác. Tuỳ theo quy mô và yêu cầu quản lý, DNBH có thể thành lập các phòng, ban trực tiếp KDBH theo từng loại nghiệp vụ BH. Các nghiệp vụ BH có kỹ thuật đặc biệt như hàng không, dầu khí... bắt buộc phải thành lập bộ phận riêng (phòng, ban), thậm chí thành lập riêng một DNBH (như Công ty BH Dầu khí) để vừa quản lý nghiệp vụ, vừa kinh doanh trực tiếp [58].

- Thương mại: Thường do nhiều bộ phận khác nhau thực hiện, bao gồm:

Bộ phận phát triển để cải tiến chất lượng sản phẩm BH, đánh giá thị trường tiềm năng, hệ thống phân phối và đề xuất các loại sản phẩm mới;bộ phận marketingđể tiếp thị, quảng cáo, tài trợ... tô đẹp hình ảnh của DNBH trước công chúng nhằm mở rộng phạm vi và đối tượng khách hàng...;mạng lưới bán hàng là các DN môi giới BH, đại lý BH và các nhân viên bán BH của DNBH để khai thác giành hợp đồng BH.

chung và DNBH nói riêng phát triển. Khác với các DN khác, Nhà nước buộc DNBH luôn phải duy trì tốt khả năng thanh toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ và vốn chủ sở hữu phải được duy trì tương ứng với doanh thu theo qui định để thực hiện các trách nhiệm đã cam kết với các tổ chức, cá nhân tham gia BH.

- Hành chính: Là chức năng tương tự như các DN khác, bao gồm các bộ phận kế toán, thanh tra, tin học, quản lý nhân sự, đào tạo, tổng hợp, quan hệ quốc tế. Trong đó tin học là khâu chủ chốt của DNBH hiện đại vì trong KDBH, tin học phải được thực hiện ở tất cả các khâu trong hệ thống tác nghiệp: Định phí BH, soạn thảo và ký kết hợp đồng; quản lý, duy trì và tái tục hợp đồng; thu phí BH; quản lý rủi ro BH; theo dõi tổn thất và trích lập dự phòng nghiệp vụ; kế toán, thống kê; tiếp thị và quản lý khách hàng; quản lý nhân sự.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, các DNBH phải tổ chức hoạt động KD và bộ máy quản lý hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, thống nhất vì mục đích chung. Mặt khác, do sản phẩm BH liên quan tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động của các thể nhân và pháp nhân. Tính đa dạng của đối tượng khách hàng và nhu cầu về sự an toàn không ngừng tăng lên đối với các sản phẩm BH buộc DNBH phải có đội ngũ chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc điểm này, kết hợp với các yếu tố nêu trên, trên thực tế, khó có một mô hình tổ chức quản lý lý tưởng áp dụng cho các DNBH. Tuy nhiên, điểm chung nhất trong cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của các DNBH là: các DNBH đều có địa bàn hoạt động rộng, bên cạnh trụ sở chính đều có mạng lưới các đơn vị ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện khác nhau trên phạm vi cả nước. Vì thế, cơ cấu tổ chức của DNBH phải bao quát hết các hoạt động trên khắp địa bàn cũng như để tiếp tục mở rộng địa bàn KD.

Tương tự như các loại hình DN khác, hoạt động của DNBH phải có sự quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Ban giám đốc. Song, vấn đề khác nhau cơ bản giữa các DNBH là việc sắp xếp các phòng, ban nghiệp vụ. Trên thực tế, có DNBH bố trí các phòng nghiệp vụ theo các khâu công việc như: khai thác, giám định, bồi thường… Có DNBH lại phân theo các loại nghiệp vụ BH. Mỗi loại

mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, mỗi DN đều có cơ cấu tổ chức KD và tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với môi trường KD, các nghiệp vụ triển khai, điều kiện về phương tiện, tài chính, con người và đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ tin học trong KDBH.

Trực thuộc DNBH là các đơn vị cấp dưới như ở các tỉnh, thành phố có các Công ty (trực thuộc Tổng công ty) hoặc các chi nhánh, văn phòng đại diện (trực thuộc Công ty); ở các quận, huyện có các phòng BH khu vực, ...

Các đơn vị cấp dưới có nhiệm vụ KDBH gốc trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố, quận, huyện... bao gồm khai thác, giám định, bồi thường BH gốc khi có xảy ra tai nạn, tổn thất và tổ chức hoạt động đầu tư theo quy định.

Các đơn vị cấp trên tiến hành KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH, hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

2.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý của cácdoanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm

Các DNBH là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng mở tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Do hoạt động KD giữa các DNBH có sự khác nhau khá lớn về quy mô, kinh nghiệm, khả năng tài chính, trình độ cán bộ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động, quan hệ trong và ngoài nước nên mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý ở các DNBH cũng khác nhau.

Mô hình chung của DNBH hiện nay được chia làm 2 loại:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)