Tài khoản 2253 Phụ trội trái phiếu: Dùng để phản ánh phụ trội trái phiếu phát sinh khi doanh nghiệp mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn có

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 149 - 152)

phiếu phát sinh khi doanh nghiệp mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 2252 - Chiết khấu trái phiếu

Bên Nợ: Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ. Bên Có: Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ.

Số dư bên Có: Chiết khấu trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ.

. Tài khoản 2253 - Phụ trội trái phiếu: Dùng để phản ánh phụ trội tráiphiếu phát sinh khi doanh nghiệp mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn có phiếu phát sinh khi doanh nghiệp mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn có

phụ trội và việc phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 2253 - Phụ trội trái phiếu

Bên Nợ: Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ.

Số dư bên Có: Phụ trội trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ.

* Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

+Trường hợp mua trái phiếu theo mệnh giá, khi mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 225 (2251 - Mệnh giá trái phiếu)

Có TK 111, 112…

+ Trường hợp mua trái phiếu có chiết khấu, khi mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 225 (2251) (mệnh giá trái phiếu)

Có TK 225 (2252) (chiết khấu trái phiếu)

Có TK 111, 112 (Số tiền thực chi mua trái phiếu)

+ Kế toán trường hợp mua trái phiếu có phụ trội, khi mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 225 (2251) (mệnh giá trái phiếu)

Nợ TK 225 (2253) (phụ trội trái phiếu)

Có TK 111, 112 (Số tiền thực chi mua trái phiếu)

Định kỳ, kế toán phản ánh doanh thu tiền lãi từ các loại trái phiếu đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, bao gồm 2 khoản tiền lãi trái phiếu phải thu từng kỳ theo lãi suất trái phiếu và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội từng kỳ.

+ Tiền lãi trái phiếu phải thu từng kỳ của nhà phát hành trái phiếu (theo lãi suất trái phiếu khi phát hành), ghi:

Nợ TK 111, 112 (tiền lãi đã thu) (nếu trả lãi trái phiếu định kỳ) Nợ TK 131 (tiền lãi phải thu định kỳ) (nếu lãi trái phiếu trả sau)

Nợ TK 338 (3387) (tiền lãi phải thu được phân bổ từng kỳ) (nếu lãi trái phiếu nhận trước)

+ Khi phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 225 (2252 - Chiết khấu trái phiếu)(Số phân bổ chiết khấu từng kỳ) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

+ Khi phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 225 (2253 - Phụ trội trái phiếu) (số phân bổ phụ trội từng kỳ).

+ Trái phiếu được thanh toán khi đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112/Có TK

225 (2251) (theo mệnh giá).

+ Phương pháp kế toán các nghiệp vụ mua và thanh toán trái phiếu khi đáo hạn trong các trường hợp lãi trả trước hoặc lãi trả sau được hạch toán tương tự như các loại trái phiếu theo chế độ quy định hiện hành.

+ Kế toán chi phí phát sinh liên quan đến mua trái phiếu: TK 225 phản ánh các loại trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn theo mệnh giá mà không có chi phí phát sinh liên quan đến mua trái phiếu sẽ hợp lý hơn vì tiền gốc trái phiếu được thanh toán khi đến hạn sẽ theo mệnh giá trái phiếu mà không có chi phí liên quan đến mua trái phiếu. Do đó, chi phí phát sinh liên quan đến mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 635 (nếu tính ngay vào chi phí) Nợ TK 242 (nếu phải phân bổ dần)

Có TK 111, 112, 331…

Kiến nghị về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho DNBH ở giai đoạn 1 (xem phụ lục số 15).

Thứ hai, về sổ kế toán

- Bỏ quy định bắt buộc các DNBH chỉ được áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các hình thức kế toán quy định chỉ mang tính chất hướng dẫn để các DN tự lựa chọn, vận dụng. Cho phép DNBH tự xây dựng hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhưng phải tuân thủ các quy định chung về sổ kế toán.

- Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu để quy định tiêu chuẩn, điều kiện phần mềm kế toán.

Thứ ba, về báo cáo tài chính: Trong giai đoạn 1, BCTC của DNBH cần hoàn thiện ngay các nội dung sau:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)