Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 82 - 83)

. TK 006 – “Hợp đồng nhượng tái BH chưa phát sinh trách nhiệm”: Dùng

2.2.3.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Ngoài các chứng từ theo mẫu quy định, các DNBH tổ chức thuê in ấn, phát hành một số loại chứng từ tự lập (gọi là các loại ấn chỉ chuyên dùng), cụ thể:

* Đối với hoạt động khai thác BH:

Tuỳ theo yêu cầu KD và tính chất khai thác giành dịch vụ của từng nghiệp vụ BH, các DNBH thường sử dụng các loại chứng từ sau:

- Hợp đồng BH: Có đủ các nội dung theo quy định như: Tên, địa chỉ của DNBH, bên mua BH, NĐBH hoặc người thụ hưởng; đối tượng BH; số tiền BH, giá trị tài sản được BH (đối với BH tài sản); phạm vi BH, điều kiện BH, điều khoản BH; điều khoản loại trừ trách nhiệm BH; thời hạn BH, mức phí BH, phương thức đóng góp phí BH; thời hạn, phương thức trả tiền BH hoặc bồi thường; các quy định giải quyết tranh chấp và các nội dung khác.

- Đơn bảo hiểm: Sử dụng cho các loại nghiệp vụ BH phát sinh thường xuyên, như: BH hàng hoá, BH thân tàu... Đơn BH do DN tự thuê in và có số sêri riêng cho từng loại nghiệp vụ BH. Đơn BH thường có các chỉ tiêu: tên DNBH, đối tượng BH, số tiền BH, thời hạn BH, điều kiện BH, phí BH, nơi giải quyết bồi thường... và thường được in bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh).

Trình tự cấp đơn BH: Theo hợp đồng nguyên tắc đã ký hoặc khi có yêu cầu BH của khách hàng, phòng nghiệp vụ lập và cấp đơn BH cho khách hàng. Căn cứ vào đơn BH, phòng kế toán lập "Thông báo thu phí BH".

- Giấy chứng nhận BH: Thường áp dụng cho các loại nghiệp vụ BH có giá trị nhỏ, như: BH phương tiện xe cơ giới; BH thân thể... Loại chứng từ này DN thuê in, phát hành và quản lý thống nhất trong toàn DNBH. Giấy chứng nhận BH có mẫu đơn giản, nhỏ và có các chỉ tiêu: Đối tượng BH, mức trách nhiệm BH, thời hạn BH, phí BH... Loại chứng từ này được ký tên Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) và đóng dấu trước khi giao cho các phòng BH khu vực và tổ đại lý BH. Các loại “chứng chỉ khống” này phải được quản lý chặt chẽ, hàng ngày, các tổ đại lý phải lập "Bảng kê thanh toán thu phí BH gốc hàng ngày" kèm theo “Bảng kê các giấy chứng nhận BH đã bán trong ngày” để tổng hợp toàn đơn vị.

Các nghiệp vụ BH bắt buộc DNBH lập “Giấy chứng nhận BH” theo mẫu Bộ Tài chính quy định; các nghiệp vụ BH tự nguyện lập “Giấy chứng nhận BH” theo mẫu áp dụng thống nhất trong từng DNBH.

- Hóa đơn GTGT: Các DNBH chỉ sử dụng hoá đơn GTGT vì đều áp dụng phương pháp khấu trừ. Khác với các DN SXKD, DNBH lập hoá đơn GTGT trong 2 trường hợp: Lập và giao hoá đơn GTGT cho bên mua BH và lập hoá đơn GTGT trên cơ sở “Bảng kê các giấy chứng nhận BH đã bán trong ngày” do các tổ đại lý BH lập trên cơ sở các giấy chứng nhận BH đã bán và thu phí BH hàng ngày khi

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)