vụ và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định) đồng thời luôn có đủ nguồn lực tài chính để giải quyết và đáp ứng nhu cầu thanh khoản, rủi ro, thay đổi về lãi suất thị trường, …
Về mặt lý thuyết, do tính chất của rủi ro BH nên DNBH rất khó chứng minh được là có đủ khả năng nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn. Nhưng trên thực tế, qua khảo sát các DNBH ở Việt Nam và theo tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo CMKT quốc tế về BH ở giai đoạn 1 của các nước, thì hầu hết các DNBH nắm giữ được các chứng khoán đến ngày đáo hạn mà không cần phải xem xét khả năng nắm giữ chúng. Mặt khác, hoạt động KDBH luôn là đối tượng kiểm tra, giám sát của Nhà nước nên các DNBH cần duy trì sự thận trọng quá mức cần thiết như phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và ký quỹ BH, hoạt động đầu tư phải theo quy định của Nhà nước để đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chi trả khi có rủi ro. Sự thận trọng quá mức cần thiết cho phép DNBH được coi là có đủ khả năng nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn khi thoả mãn các tiêu chuẩn, điều kiện như đã nêu trên.
Thứ năm, về Thuyết minh báo cáo tài chính
Về hoạt động KDBH:Nội dung chủ yếu của CM số 4 về BH mới ban hành là quy định các thông tin mà DNBH phải thuyết minh trên BCTC. Để cung cấp cho người sử dụng BCTC thấy được bức tranh toàn cảnh về hoạt động KDBH của DNBH cho phù hợp với CMKT quốc tế và điều kiện của Việt Nam, DNBH cần thuyết minh trên BCTC 2 loại thông tin là:
- Các thông tin giúp cho việc xác định và giải thích các chỉ tiêu trong BCTC phát sinh từ các hợp đồng BH;
- Các thông tin về giá trị, thời gian và biến động các luồng tiền trong tương lai của DNBH.
Các thông tin chi tiết phải thuyết minh cần được hoàn thiện ngay trong chế độ kế toán BH nên sẽ được trình bày trong mục 3.2.4 phần hoàn thiện chế độ
BCTC.
Về chứng khoán đầu tư:Các thông tin về hoạt động KDBH sẽ hữu ích hơn nếu thuyết minh rõ mối quan hệ giữa hợp đồng BH và chứng khoán đầu tư có ảnh hưởng đến giá trị, thời gian và tính biến động của các luồng tiền trong tương lai của DNBH. Do đó, trên BCTC, DNBH cần thuyết minh các thông tin liên quan đến chứng khoán đầu tư, gồm: Giá trị chứng khoán của DN phân theo 3 loại (chứng khoán thương mại, chứng khoán sẵn có để bán và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn); các phương pháp và giả định quan trọng mà DN sử dụng trong việc ước tính giá trị hợp lý và lý do không thể xác định được giá trị hợp lý; các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện và đã thực hiện của chứng khoán sẵn có để bán; các khoản đầu tư, lãi hoặc lỗ trọng yếu được tạo ra từ các chứng khoán; chính sách quản lý rủi ro và công khai rủi ro của chứng khoán.
3.2.4 Hoàn thiện chế độ kế toán bảo hiểm
Để phù hợp với định hướng chiến lược đổi mới công tác kế toán Việt Nam giai đoạn 2001-2010, hoàn thiện chế độ kế toán BH phải thực hiện theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trên cơ sở chế độ kế toán BH hiện hành, cần bổ sung ngay các nội dung cho phù hợp với các bổ sung, sửa đổi trong chế độ tài chính (sau 4 năm kể từ khi có Luật Kinh doanh BH) và hoàn thiện ngay những nội dung chưa phù hợp, còn thiếu sót.
Giai đoạn 2: Trên cơ sở các quy định của Luật Kế toán và các CMKT đã ban hành đầy đủ, Bộ Tài chính sẽ ban hành mới hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các loại hình DN và được coi là một khung chế độ thống nhất làm nền tảng cho các hệ thống kế toán đặc thù khác trong nền KTQD. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện chế độ kế toán BH trên cơ sở hệ thống chế độ kế toán DN cho phù hợp với CMKT về BH và các quy định của chế độ tài chính để phục vụ yêu cầu quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động KDBH. Các nội dung cần được nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn, gồm:
Ở giai đoạn 1, chế độ kế toán BH cần sớm nghiên cứu để hoàn thiện ngay các nội dung sau:
Thứ nhất, về tài khoản kế toán và phương pháp kế toán