Phương pháp thứ ba: Đối với một số ít các hợp đồng BH có rủi ro không trải đều trong suốt thời hạn hợp đồng (như hợp đồng BH xây dựng và lắp đặt thì

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 133 - 136)

trải đều trong suốt thời hạn hợp đồng (như hợp đồng BH xây dựng và lắp đặt thì rủi ro tai nạn, tổn thất thường xảy ra ở thời kỳ xây dựng, lắp đặt mà ít xảy ra vào các thời kỳ đền bù, giải phóng mặt bằng…) thì doanh thu phí BH được ghi nhận theo thời hạn rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng nếu DNBH ước tính được một cách đáng tin cậy về xu hướng và diễn biến rủi ro của một nghiệp vụ BH cụ thể dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ của DNBH và toàn ngành BH.

Thứ hai, chi phí khai thác BH

Kế toán chi phí khai thác BH tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa CMKT và quy định của chế độ tài chính nên cần quy định rõ các nội dung:

- Xác định nội dung chi phí khai thác BHbao gồm các khoản:

+ Chi hoa hồng: Là số tiền DNBH trả cho DN môi giới BH, đại lý BH sau khi các tổ chức, cá nhân này mang lại dịch vụ cho DNBH để bù đắp chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục, hướng dẫn, tư vấn khách hàng tham gia BH); chi phí thu phí BH, theo dõi và duy trì hợp đồng BH.

+ Chi phí bán BH bao gồm: Chi phí nghiên cứu, thiết kế sản phẩm BH, chi phí in ấn các tài liệu giới thiệu sản phẩm BH và tài liệu minh hoạ bán hàng; các chi phí liên quan đến đại lý BH (như chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên, mua sắm TSCĐ cho đại lý sử dụng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác liên quan đến đại lý); chi phí giao dịch, quảng cáo, khuyến mại…; chi phí thẩm định, đánh giá rủi ro của đối tượng BH, phí khám sức khoẻ, phí điều tra...; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác liên quan đến bán BH.

+ Chi phí quản lý chung: Là các chi phí theo dõi, quản lý, duy trì để tái tục hoặc chấm dứt hợp đồng BH, gồm: chi phí nhân viên, chi phí văn phòng phẩm, khấu hao TSCĐ và các chi phí khác liên quan.

Xác định đúng nội dung chi phí khai thác BH sẽ giúp DNBH có được những thông tin yêu cầu để thực hiện CMKT theo thông lệ chung được thừa nhận.

- Xác định căn cứ để phân loại chi phí khai thác BH theo 2 loại: Chi phí khai thác phải phân bổ dần và chi phí khai thác được hạch toán ngay vào chi phí khi phát sinh.

Để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí, chi phí khai thác BH phải phân thành 2 loại: Phân bổ dần vào chi phí và hạch toán ngay vào chi phí khi phát sinh dựa trên các căn cứ sau:

+ Các chi phí khai thác thay đổi và trực tiếp liên quan đến khai thác hợp đồng và cấp đơn BH phải được vốn hoá ghi tăng tài sản để phân bổ dần vào chi phí tương ứng với doanh thu phí BH được ghi nhận, như chi hoa hồng BH (ở những năm đầu của hợp đồng BH nhân thọ dài hạn), chi hoa hồng từ tổng phí BH thu được (nếu bên mua BH đóng phí một lần cho nhiều năm của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn) hoặc chi hoa hồng của các hợp đồng BH liên quan đến 2 năm tài chính, các chi phí bán BH như chi phí thiết kế, phát triển sản phẩm mới, chi phí quảng cáo theo chiến dịch cho từng sản phẩm BH… Tuy nhiên, các chi phí này chỉ được vốn hoá ghi tăng tài sản để phân bổ dần vào chi phí khi có thể xác định được một cách đáng tin cậy và khi có khả năng chắc chắn là các chi phí này sẽ làm tăng doanh thu phí BH trong tương lai, ví dụ: hoa hồng BH thường chi rất lớn ở những năm đầu của hợp đồng BH nhân thọ dài hạn và doanh thu được ghi nhận dần trong suốt thời hạn BH nên chúng phải được phân bổ dần trong các những năm tài chính ước tính thu được lợi ích kinh tế từ các khoản chi phí này.

+ Các chi phí khai thác không thay đổi hoặc không trực tiếp liên quan đến khai thác BH phải hạch toán ngay vào chi phí khi phát sinh, như chi hoa hồng (ngoại trừ các trường hợp được vốn hoá); các khoản chi cho đại lý BH, chi phí chung liên quan đến quản lý, duy trì hợp đồng BH… Do không thể đánh giá được một cách đáng tin cậy các chi phí này làm tăng doanh thu phí BH cho từng hợp đồng BH cụ thể nên chúng cần hạch toán ngay vào chi phí khi phát sinh. Vì vậy,

chi phí bán hàng cần xác định rõ: Nếu các chi phí bán hàng thay đổi và trực tiếp liên quan đến khai thác hợp đồng và cấp đơn BH ví dụ: Chi phí thiết kế, quảng cáo theo chiến dịch cho một sản phẩm cụ thể… phải vốn hoá ghi tăng tài sản để phân bổ dần vào chi phí. Nếu các chi phí bán BH không xác định được cho một hợp đồng BH cụ thể phải hạch toán ngay vào chi phí khi phát sinh.

Thứ ba, nợ phải trả về dự phòng nghiệp vụ - Về dự phòng bồi thường

Việc ghi nhận nợ phải trả về trích lập dự phòng bồi thường đang thực hiện khác nhau giữa các nước. Ở nhiều nước như Mỹ, trong đó có Việt Nam, nợ phải trả về dự phòng bồi thường được xác định trên cơ sở không chiết khấu còn ở Úc và một số nước thì các khoản này được xác định trên cơ sở có chiết khấu. CM số 4 về BH chưa quy định vấn đề này và cho phép DNBH thực hiện các thông lệ kế toán hiện hành, nhưng có các quy định để cải thiện có giới hạn các thông lệ này.

Việc tính toán dự phòng bồi thường phải trả trên cơ sở không chiết khấu theo quy định của Việt Nam và nhiều nước là thận trọng quá mức cần thiết. Theo CM số 4 về BH thì các DNBH được phép nhưng không nhất thiết phải thay đổi phương pháp đang áp dụng là tính dự phòng bồi thường trên cơ sở không chiết khấu, mặc dù áp dụng phương pháp này là quá thận trọng. Ngược lại, nếu DNBH đang thực hiện việc tính toán dự phòng bồi thường trên cơ sở có chiết khấu thì không được chuyển sang thực hiện tính toán dự phòng bồi thường trên cơ sở không chiết khấu vì việc thay đổi này sẽ làm tăng thêm mức thận trọng là không cần thiết và làm giảm đi tính phù hợp của BCTC. Trong bối cảnh CM số 4 về BH chưa quy định, để phù hợp với thông lệ chung của các nước và điều kiện Việt Nam hiện nay, nợ phải trả về dự phòng bồi thường cần hoàn thiện các vấn đề sau:

+ DNBH được tính toán dự phòng bồi thường trên cơ sở không chiết khấu như quy định hiện hành vì KDBH có nhiều rủi ro nên phần lớn các nước đều yêu cầu DNBH phải duy trì sự thận trọng cao hơn mức cần thiết. Mặt khác, việc tính toán dự phòng bồi thường ước tính phải trả trong tương lai trên cơ sở có chiết khấu chỉ đáng tin cậy khi DN xác định đúng tỷ lệ chiết khấu và đây là vấn đề quá

phức tạp nên CM số 04 chưa quy định. Do đó, khái niệm chiết khấu và việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu (theo lãi suất thị trường hay tỷ lệ hoàn vốn của DNBH) để xác định giá trị hiện tại các khoản chi bồi thường ước tính phải trả trong tương lai sẽ làm tăng tính phù hợp của BCTC nhưng chưa được công nhận ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là với nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh như ở Việt Nam thì tỷ lệ chiết khấu càng khó xác định. Do vậy việc tính dự phòng bồi thường trên cơ sở không chiết khấu là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay để đảm bảo tính thận trọng, giảm bớt khối lượng công việc kế toán và tránh được chủ quan do DNBH có thể sử dụng tuỳ tiện tỷ lệ chiết khấu.

+ Việc trích lập dự phòng bồi thường phải dựa trên cơ sở chi phí thanh toán bồi thường ước tính phải trả (có tính cả tác động của lạm phát) và các yếu tố kinh tế xã hội khác và có sự điều chỉnh cần thiết theo các thông tin, tình hình hiện tại có thể làm thay đổi số liệu đã có. Ví dụ: Khi nền kinh tế bị lạm phát, nợ phải trả về chi bồi thường chưa giải quyết phải điều chỉnh theo chỉ số lạm phát hoặc chỉ số giá chung… các vấn đề này cần được sớm bổ sung, sửa đổi.

+Các khoản phải thu bồi thường nhượng tái BH từ DN nhận tái và thu đòi người thứ ba bồi hoàn chỉ được ghi giảm chi bồi thường khi giá trị thu hồi có thể xác định được một cách đáng tin cậy. DNBH không được bù trừ nợ phải trả về chi bồi thường cho NĐBH với nợ phải thu bồi thường nhượng tái BH và thu đòi người thứ ba bồi hoàn. Các khoản phải thu này chỉ được ghi giảm chi bồi thường khi thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản được xác định theo các điều khoản của hợp đồng giao kết theo từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả khả năng của con nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)