phương pháp đã trở thành tập quán quốc tế về trích dự phòng nghiệp vụ BH như các phương pháp 1/8, 1/24, 1/365 hay trích lập dự phòng phí theo từng ngày (đối với dự phòng phí); phương pháp chi phí bình quân, phương pháp nhịp độ thanh toán (đối với dự phòng bồi thường), trong khi chế độ cho phép DNBH được lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng.
- Do chưa có hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các báo cáo thống kê, nghiệp vụ nên các DNBH lập các báo cáo này theo cách hiểu của mình.
Thứ hai, một số DNBH chưa cập nhật kịp thời để thực hiện đầy đủ, đúng nội dung quy định của các CMKT và thông tư hướng dẫn kế toán để thực hiện các CMKT, như: Doanh thu tiền lãi của hoạt động đầu tư trái phiếu được trả lãi trước ngay khi mua trái phiếu ở Bảo Việt và một số DNBH khác đã ghi nhận theo tổng số tiền lãi nhận trước mà chưa ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ; Các loại chi phí thành lập DN, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập... cho đến nay, một số DNBH vẫn hạch toán là TSCĐ vô hình mặc dù chúng không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định của CMKT.
đều cho rằng những thông tin do KTQT cung cấp là những thông tin hữu ích và cần thiết cho công tác quản trị DN. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhận thức về vai trò, chức năng KTQT của các nhà quản trị DN còn nhiều hạn chế, việc sử dụng thông tin của kế toán cung cấp chủ yếu mới chỉ là thông tin của KTTC, các nhà quản trị chưa đặt ra yêu cầu về việc cung cấp thông tin cho KTQT. KTQT mới chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị DN trong một vài năm gần đây, trong khi đó bản thân kế toán ở nhiều DNBH cũng chưa biết tổ chức KTQT với nội dung cụ thể ra sao, sử dụng những phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ nào để thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị DN. Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác KTQT trong những năm vừa qua cho thấy: Phần lớn các DNBH hiện nay chưa thực hiện tổ chức riêng hệ thống KTQT mà mới chỉ tổ chức hệ thống chế độ kế toán mang tính hỗn hợp giữa KTTC và KTQT. Theo hệ thống kế toán hỗn hợp, các thông tin kinh tế do kế toán cung cấp đáp ứng đồng thời cả đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài DN; đồng thời tổ chức và thực hiện KTQT với KTTC trong cùng một bộ máy. Các tồn tại trong KTQT của DNBH thể hiện: