Về dự phòng dao động lớn (đối với KDBH phi nhân thọ) và dự phòng đảm bảo cân đối(đối với KDBH nhân thọ)

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 136 - 140)

đảm bảo cân đối(đối với KDBH nhân thọ)

Việc trích lập 2 loại dự phòng trên còn khác nhau giữa các nước: Một số nước, trong đó có Việt Nam cho phép các DNBH trích lập 2 loại dự phòng trên khi lập 2 loại BCTC để công khai và BCTC để gửi cơ quan quản lý BH. Ở nhiều nước, DNBH chỉ lập 2 loại dự phòng trên khi lập BCTC để gửi cơ quan quản lý

BH. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài với quy định hiện nay phải lập 2 loại BCTC: BCTC theo quy định của Việt Nam có lập 2 loại dự phòng này và BCTC gửi về công ty mẹ thì không lập 2 loại dự phòng này.

Để phù hợp với CMKT quốc tế cần quy định rõ DNBH không được trích lập 2 loại dự phòng này khi lập BCTC để công khai. Hai loại dự phòng này chỉ được trích lập quy định của chế độ tài chính khi lập BCTC để gửi cơ quan quản lý BH nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH. Khi lập BCTC để công khai DNBH không được trích lập 2 loại dự phòng trên vì chúng không phát sinh từ các nghĩa vụ hiện tại mà DNBH chắc chắn sẽ phải trả nên không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả theo CMKT. Mặt khác, việc ghi nhận các khoản dự phòng trên sẽ gây khó khăn cho người sử dụng BCTC khi xem xét ảnh hưởng của các thảm họa trong quá khứ và làm cho DNBH không thể thuyết minh đầy đủ về các loại hợp đồng gây ra cho DNBH các tổn thất không thường xuyên nhưng rất nghiêm trọng.

Thứ tư, về chứng khoán đầu tư

Chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của DNBH nhưng chưa có CMKT quy định. Để từng bước hoàn thiện vấn đề này cho phù hợp với CMKT quốc tế và yêu cầu phát triển của thị trường chứng khoán, trình tự các bước phải tiến hành và các nội dung cần quy định về chứng khoán đầu tư của DNBH gồm:

Bước 1: Khẩn trương nghiên cứu ban hành CMKT về chứng khoán đầu tư để áp dụng cho mọi doanh nghiệp

Chứng khoán đầu tư là một loại công cụ tài chính nên CMKT về chứng khoán đầu tư cần nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở IAS 32 “Thuyết minh và trình bày thông tin về các công cụ tài chính” và IAS số 39 “Ghi nhận và tính toán công cụ tài chính” và phù hợp điều kiện của Việt Nam hiện nay. Các nội dung cần quy định gồm:

- Để phục vụ cho mục đích xác định giá trị và trình bày trên BCTC, chứng khoán đầu tư của DN (ngoại trừ các khoản vốn đầu tư vào công ty con, công ty

liên kết, công ty liên doanh và các khoản đầu tư khác theo quy định) được phân theo 3 loại: chứng khoán thương mại, chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn có để bán. Khi lập BCTC, các chứng khoán đầu tư được trình bày theo từng loại, trong đó 2 loại: chứng khoán thương mại và sẵn có để bán phản ánh theo giá trị hợp lý, chứng khoán nắm giữ tới ngày đáo hạn phản ánh theo giá gốc được phân bổ.

- Theo CMKT quốc tế, phần lớn chứng khoán phản ánh trên BCTC theo giá trị hợp lý sẽ thích hợp hơn là theo giá gốc được phân bổ nên cần quy định rõ các chứng khoán được coi là nắm giữ đến ngày đáo hạn (loại được phản ánh theo giá gốc) khi phải thoả mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn sau: có các khoản chi trả cố định hoặc có thể xác định được; có ngày đáo hạn cố định; DN có chủ định rõ ràng và có đủ khả năng nắm giữ tới ngày đáo hạn. Theo 3 tiêu chuẩn này thì toàn bộ cổ phiếu và các trái phiếu DN không xác định rõ thời hạn nắm giữ hoặc luôn trong tư thế sẵn sàng để bán, hoặc có nhiều rủi ro,… không được coi là chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn.

- Phương pháp ghi nhận lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của chứng khoán theo giá trị hợp lý là: Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ do đánh giá lại cuối năm tài chính của chứng khoán thương mại là lãi, lỗ đã thực hiện, được phản ánh vào báo cáo KQHĐKD; của chứng khoán sẵn có để bán là lãi, lỗ chưa thực hiện, được phản ánh vào vốn chủ sở hữu của BCĐKT cho đến khi chúng được bán thì lãi, lỗ chưa thực hiện đã được ghi nhận luỹ kế trước đây mới được coi là lãi, lỗ đã thực hiện .

- Các chỉ tiêu và thông tin quan trọng liên quan đến chứng khoán đầu tư phải thuyết minh trên BCTC

- Về giá trị hợp lý: Các chứng khoán thương mại hoặc sẵn có để bán đã có sẵn giá giao dịch chính thức và công khai trên thị trường chứng khoán hoặc có mô hình định giá thích hợp và các thông tin đầu vào cho mô hình đó được thu thập từ thị trường chứng khoán đang hoạt động và có thể xác định được một cách đáng tin cậy được phản ánh trên BCTC theo giá trị hợp lý. Các chứng khoán

không xác định được giá trị hợp lý phải phản ánh trên BCTC theo giá gốc được phân bổ, gồm: Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn; chứng khoán không xác định được giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy hoặc không có sẵn giá giao dịch chính thức và công khai trên thị trường chứng khoán.

- Về giá gốc được phân bổ: Quy định rõ phương pháp xác định giá gốc được phân bổ của trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn cho từng trường hợp: Mua trái phiếu ngang giá, mua trái phiếu có chiết khấu hoặc có phụ trội. Khi lập BCTC, trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn được phản ánh theo giá gốc được phân bổ (xác định bằng giá trị trái phiếu theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu trái phiếu cộng (+) phụ trội trái phiếu).

Ví dụ minh họa phương pháp xác định giá gốc được phân bổ để phản ánh trên BCĐKT của trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn (xem Bảng số 3.1) [56, 57].

Ngày 1/1/2004, DNBH mua một trái phiếu với giá 95 (đơn vị tính 1.000.000 đ) có mệnh giá là 100, thời hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu 10%, lãi suất thị trường 11,4%.

Trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn nên cuối năm khi lập BCTC, trái phiếu này được xác định và phản ánh trên BCĐKT theo giá gốc được phân bổ chiết khấu như sau:

Bảng 3.1: Ví dụ minh họa phương pháp xác định giá gốc được phân bổ để phản ánh trên BCTC (BCĐKT) của trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Ngày, tháng Giá trị hợp lý Lãi suất thị trường Lãi suất trái phiếu Chiết khấu phân bổ Ghi nhận trái phiếu trên BCĐKT (1) (2) (3)= (6)(kỳ trước)x 11,4% =100x10%(4) (5)=(3)-(4) (6) (kỳ trước)(6) = (5) + 01/01/2004 95 95 31/12/2004 100 (95 x 11,4%)10,8 (100 x 10%)10 0,8 (95 + 0,8)95,8 31/12/2005 101 (95,8 x 11,4%)10,9 (100 x10%)10 0,9 (95,8 + 0,9)96,7 31/12/2006 102 11 10 1 97,7 31/12/2007 102 11,1 10 1,1 98,8 31/12/2007 100 11,2 10 1,2 100 Cộng 55 50 5

Chú ý: - Việc phân bổ chiết khấu được sử dụng theo phương pháp lãi suất thực tế. - Loại trái phiếu này không được phản ánh trên BCTC theo giá trị hợp lý. - Ngày 1/1/2004, giá mua trái phiếu là 95 (bằng giá trị hợp lý).

Bước 2: Trên cơ sở CMKT về chứng khoán đầu tư áp dụng cho mọi DN cần xem xét để có quy định riêng cho phù hợp với đặc thù KDBH.

- Về cơ bản, DNBH phải thực hiện đầy đủ các nội dung quy định về chứng khoán đầu tư như tất cả các loại hình DN đã nêu trên. Cho đến khi CMKT quốc tế về BH được ban hành ở giai đoạn 2, nếu có các quy định đặc thù riêng về chứng khoán đầu tư cho DNBH thì Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để có hướng dẫn riêng cho DNBH.

- Trong KDBH, DNBH có thể phải bán trái phiếu bất kỳ lúc nào để bồi thường hoặc trả tiền BH vì tai nạn, tổn thất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên việc chứng minh được khả năng của mình trong việc nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, ngoài các tiêu chuẩn đã quy định, cần bổ sung thêm các điều kiện làm cơ sở cho DNBH xem xét, đánh giá khả năng nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn khi phân loại chứng khoán, đó là:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)