- Về BCTC lập để công khai
+Quy định chung: Những người sử dụng BCTC cần những thông tin thích hợp, đáng tin cậy và có khả năng so sánh được để đánh giá đúng thực trạng tài chính và tình hình hoạt động của DNBH khi đưa ra các quyết định kinh tế. Họ cần có đủ các thông tin để hiểu sâu hơn đặc thù KDBH ngay cả khi DNBH chịu sự quản lý, giám sát và phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về các thông tin thường không được công bố ra công chúng. Do đó, BCTC của DNBH phải phản ánh đầy đủ các thông tin theo quy định của CMKT về BH và các CMKT có liên quan.
+ BCĐKT của DNBHcần phân chia tài sản và nợ phải trả theo bản chất và trình bày theo trình tự phản ánh tính thanh khoản (liquidity) của chúng. Đồng thời, do DNBH không có chu kỳ KD rõ ràng nên BCĐKT không cần phải trình bày theo 2 loại tài sản lưu động và TSCĐ.
+ Báo cáo KQHĐKD của DNBH cần phân chia doanh thu và chi phí theo bản chất. Đồng thời cần trình bày theo các loại doanh thu, chi phí chủ yếu, gồm: Thu phí BH gốc và phí nhận tái BH, hoa hồng nhượng tái BH, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư (đối với doanh thu) và chi bồi thường hoặc trả tiền BH, chi trả lãi cho chủ hợp đồng, chi hoa hồng, dự phòng nghiệp vụ, chi giám định, chi đòi người thứ ba, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN (đối với chi phí).
- Về BCTC lập để phục vụ kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối vớiDNBH DNBH
+ Để giúp Nhà nước quản lý và kiểm tra, giám sát được toàn bộ hoạt động kinh doanh của DNBH trong khuôn khổ pháp lý chung, đặc biệt là giám sát tài chính, cần quy định rõ nội dung, phương pháp lập cho từng loại báo cáo (BCĐKT và báo cáo KQHĐKD). Từ đó, toàn bộ tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phản ánh trong các báo cáo này phải theo đúng quy định của chế độ
tài chính và các nguyên tắc kế toán BH (sau khi đã được hoàn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế về BH). Theo đó, BCTC cần thiết kế để cung cấp đầy đủ các thông tin về khả năng của DNBH có thể thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bên mua BH. Các BCTC này ít tập trung vào lợi nhuận, mà nhấn mạnh đến BCĐKT vì nó cung cấp các thông tin giúp việc kiểm tra điều kiện tài chính của DNBH tại một thời điểm cụ thể. BCĐKT phải cung cấp được đầy đủ các thông tin về tính thanh khoản, khả năng thanh toán và phải thuyết minh rõ các rủi ro liên quan đến tài sản, nợ phải trả phản ánh trên BCĐKT.
Tính thanh khoản đề cập đến sự sẵn có về nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu chi bồi thường hoặc trả tiền BH khi xảy ra sự kiện BH và triển khai những dịch vụ BH có giá trị lớn.
Khả năng thanh toán đề cập đến phần giá trị tài sản lớn hơn nợ phải trả, nói cách khác là đề cập đến nguồn vốn chủ sở hữu của DNBH.
+ Quy định rõ phương pháp lập BCTC và các tài liệu hướng dẫn có liên quan để trợ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với DNBH. Từ đó bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia BH, xác định đúng tình hình tài chính để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Quá trình hoàn thiện chế độ BCTC áp dụng cho DNBH cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa 2 loại BCTC trên, cụ thể: Các yếu tố phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh (bao gồm tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) được ghi nhận và phản ánh trên BCTC để công khai khi thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong CMKT. Còn khi lập BCTC để phục vụ kiểm tra, giám sát thì các yếu tố tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phản ánh trên BCTC phải theo đúng chế độ tài chính do cơ quan quản lý BH quy định. Ví dụ về sự khác nhau giữa 2 loại BCTC: