- Về thâm hụt phí: GAAP yêu cầu DNBH phải theo dõi và phải hạch toán thâm hụt phí nếu tổng chi phí bồi thường và chi phí giải quyết bồi thường dự kiến,
1.4.4 Chuẩn mực kế toán Bảo hiểm của Úc
Cho đến nay, Úc đã ban hành hơn 50 CMKT áp dụng cho các DN, trong đó có một CMKT số 1023 – “BCTC cho hoạt động KDBH” ban hành năm 1996 với 2 mục đích: Quy định các nội dung liên quan đến kế toán hoạt động KDBH phi nhân thọ và hoạt động đầu tư gắn liền với hoạt động KDBH; yêu cầu về trình bày trên BCTC các thông tin liên quan đến hoạt động KDBH [61].
CMKT số 1203 của Úc có một số nội dung khác biệt so với CMKT số 60 của Mỹ và có một số nội dung phù hợp với định hướng nghiên cứu của CMKT quốc tế về BH công bố ở giai đoạn 2. Để thấy rõ sự khác nhau của các nước quy định về CMKT áp dụng cho hoạt động KDBH và để có cơ sở hoàn thiện kế toán BH, Luận án sẽ khái quátcác nội dung chủ yếu của CMKT số 1023 như sau:
Một là, về doanh thu phí bảo hiểm
- Doanh thu phí BH được ghi nhận từ ngày hợp đồng BH có hiệu lực, ngay khi DN có thể xác định được mức phí BH đáng tin cậy.
- Trong suốt thời kỳ BH, doanh thu phí BH phải được ghi nhận theo diễn biến rủi ro, hoặc khi không có khác biệt trọng yếu thì ghi nhận đều trong suốt thời hạn BH. Nếu phí BH phụ thuộc vào các điều chỉnh tiếp theo, do các sự kiện và
thông tin chỉ được biết trong hay sau thời hạn hợp đồng, DNBH phải sử dụng phí BH đã được điều chỉnh làm cơ sở ghi nhận doanh thu nếu có thể. Nếu điều này không thể thực hiện được, DNBH phải ghi nhận phí BH đặt cọc đã được điều chỉnh theo các thông tin có liên quan khác là doanh thu phí BH nếu khoản này không khác biệt lớn so với phí BH thực tế.
Hai là, về dự phòng bồi thường
- Về ghi nhận và xác định: Việc ghi nhận nợ phải trả về dự phòng bồi thường được xác định theo giá trị hiện tại của các khoản chi bồi thường ước tính phải trả trong tương lai. Phương pháp đánh giá này dựa trên quan điểm cho rằng trách nhiệm đối với các yêu cầu bồi thường chưa giải quyết phải phản ánh được số tiền, nếu được dành riêng ra tại ngày thông báo, sẽ được lũy kế để DNBH có thể thanh toán được yêu cầu bồi thường khi đến hạn. Phương pháp này yêu cầu DNBH tính tổng chi bồi thường cuối cùng ước tính phải trả và chiết khấu những khoản này về giá trị hiện tại. Qui định này cũng là định hướng nghiên cứu của CMKT quốc tế về BH sẽ ban hành ở giai đoạn 2.
Đối với các yêu cầu bồi thường từ các hợp đồng ngắn hạn dự kiến được giải quyết trong vòng một năm kể từ ngày thông báo thì nợ phải trả về chi bồi thường được tính toán và phản ánh theo số tiền của các khoản ước tính phải trả trong tương lai nếu như giá trị các khoản nợ này không khác biệt lớn với giá trị hiện tại.
- Về tỷ lệ chiết khấu:Tỷ lệ chiết khấu được dùng để tính giá trị hiện tại của các khoản chi bồi thường ước tính phải trả trong tương lai phải là tỷ lệ hay các tỷ lệ hoàn vốn mà DNBH dự kiến đạt được nếu như có đủ nguồn vốn để đáp ứng các khoản nợ phải trả về trách nhiệm bồi thường khi chúng đến hạn. Tỷ lệ chiết khấu phải được xác định trên cơ sở tham khảo các tỷ lệ hoàn vốn được điều chỉnh cho các yếu tố rủi ro trên thị trường và phù hợp với DNBH.
Ba là, về tài sản: Có 2 loại: các khoản đầu tư và tài sản khác
- Về các khoản đầu tư: Các khoản đầu tư gắn liền với hoạt động KDBH được đánh giá và phản ánh trên BCTC theo giá trị thị trường thuần. Do khả năng
chi trả bồi thường và cung cấp dịch vụ BH cho khách hàng thường phụ thuộc vào kết quả hoạt động đầu tư. Sử dụng giá trị thị trường thuần làm cơ sở đánh giá và phản ánh các khoản đầu tư gắn liền với hoạt động KDBH cho phép người sử dụng BCTC đánh giá đúng hơn kết quả hoạt động trong quá khứ, luồng tiền đầu tư trong tương lai và khả năng tồn tại của DNBH. Phương pháp giá trị thị trường thuần cũng phù hợp với phương pháp xác định giá trị hiện tại do sử dụng tỷ lệ chiết khấu có xem xét đến các yếu tố rủi ro thị trường về các khoản nợ phải trả về dự phòng bồi thường. Do các khoản đầu tư phản ánh theo giá trị thị trường thuần nên lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư gồm:
. Lãi, lỗ chưa thực hiện là chênh lệch giữa giá trị thị trường thuần và giá trị ghi sổ do đánh giá lại vào cuối năm tài chính của các tài sản đầu tư.
. Lãi, lỗ đã thực hiện do chuyển nhượng các khoản đầu tư.
. Các khoản khác như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia phát sinh từ các hoạt động đầu tư và tiền cho thuê bất động sản.
- Về đất đai và nhà cửa:Theo CM số 1023, tất cả đất đai và nhà cửa được phân loại và ghi nhận là các khoản đầu tư, bao gồm nhà cửa chủ sở hữu sử dụng một phần hay toàn bộ hoặc cho thuê toàn bộ.
- Về các tài sản khác: Các tài sản khác ngoài các khoản đầu tư, bao gồm các tài sản hoạt động, các khoản phải thu và chi phí khai thác BH chưa phân bổ được phản ánh trên BCTC theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, trong đó:
+ Chi phí khai thác BH:Chi phí khai thác BH bao gồm: Hoa hồng BH, chi phí bán hàng và các chi phí khác như quảng cáo và đánh giá rủi ro, các chi phí hành chính liên quan đến việc theo dõi, quản lý hợp đồng và các chi phí về thu phí BH. Các chi phí khai thác BH chỉ được vốn hoá và ghi nhận là tài sản để phân bổ dần vào chi phí khi có thể đánh giá được chúng một cách đáng tin cậy và khi có khả năng chắc chắn là các chi phí này sẽ làm tăng doanh thu phí BH.
Về phân bổ chi phí khai thác BH:Chi phí khai thác BH được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt các năm tài chính ước tính thu được lợi ích kinh tế từ
các chi phí khai thác BH đã phát sinh. Khi giá trị có thể thu hồi của chi phí khai thác chưa phân bổ nhỏ hơn chi phí khai thác chưa phân bổ, tức là khi tổng chi phí khai thác BH chưa phân bổ cộng (+) giá trị hiện tại của các khoản yêu cầu bồi thường ước tính phải trả trong tương lai và các chi phí đã thanh toán liên quan đến các hợp đồng đã ký tại ngày cuối năm tài chính vượt quá dự phòng phí chưa được hưởng liên quan (dựa trên đánh giá về tổng danh mục các hợp đồng BH mà DNBH đã ký trong năm tài chính) thì chi phí khai thác BH chưa phân bổ phải được ghi giảm xuống theo giá trị có thể thu hồi và phần ghi giảm phải được ghi nhận là chi phí.
+ Về các khoản phải thu:Các khoản phải thu bồi thường nhượng tái BH và các khoản phải thu hồi khác được ghi nhận là tài sản khi giá trị có thể thu hồi được xác định một cách đáng tin cậy. DNBH không được bù trừ nợ phải trả về các khoản chi bồi thường với các khoản phải thu bồi thường nhượng tái BH.
Các khoản phải thu bồi thường nhượng tái BH và phải thu khác nếu không nhận được trong một khoảng thời gian dài đáng kể thì phải được xác định và phản ánh theo giá trị hiện tại của các khoản ước tính sẽ thu được trong tương lai trên cơ sở có chiết khấu như phương pháp áp dụng cho việc xác định dự phòng bồi thường. Các khoản phải thu này được phản ánh theo giá trị của các khoản ước tính sẽ thu được trong tương lai nếu giá trị các khoản phải thu này không khác biệt lớn so với giá trị hiện tại của các khoản phải thu này.
Bốn là, về trình bày BCTC
- Đối với BCĐKT phải trình bày thuyết minh những thông tin sau, phân theo hai loại ngắn hạn và dài hạn:
+ Về tài sản: Tài sản đầu tư phân theo loại đầu tư; tài sản hoạt động phân theo loại tài sản; chi phí khai thác BH chờ phân bổ; phải thu bồi thường nhượng tái BH và các khoản phải thu bồi thường khác;
+Về nợ phải trả: Dự phòng bồi thường; dự phòng phí.
- Đối với Báo cáo lãi, lỗ phải trình bày những thông tin sau:
động KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH, hoạt động đầu tư.
+ Giá trị mà chi phí khai thác BH chưa phân bổ phải ghi giảm xuống theo giá trị có thể thu hồi do có các nghiệp vụ BH bị lỗ;
+ Kết quả hoạt động KDBH và mức độ phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động đầu tư để chi trả bồi thường;
+ BCTC bộ phận khi trình bày khuôn mẫu chính yếu theo khu vực địa lý phải xác định trên cơ sở địa điểm phát sinh rủi ro được BH, mà không xác định theo nơi ký kết hợp đồng BH.
+ Các thuyết minh khác.
Từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra kinh nghiệm của quốc tế và của các nước có thể vận dụng ở Việt nam:
Một là, cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành CMKT áp dụng riêng cho DNBH. CMKT này phải được nghiên cứu trên cơ sở CMKT quốc tế về BH và CMKT về BH của các nước (đối với những vấn đề mà CMKT quốc tế chưa quy định như doanh thu phí BH, chi phí khai thác BH, nợ phải trả về dự phòng nghiệp vụ…) cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Hai là, cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chế độ tài chính áp dụng cho DNBH để đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước và phù hợp với thông lệ chung của các nước. Đồng thời phải nghiên cứu, ban hành các nguyên tắc kế toán áp dụng cho DNBH làm cơ sở lập và trình bày BCTC gửi cơ quan quản lý BH để phục vụ yêu cầu quản lý và kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH. Các nguyên tắc kế toán này phải được xây dựng trên cơ sở chế độ tài chính áp dụng cho DNBH.
Thứ ba, Việt Nam cần sớm nghiên cứu, ban hành các CMKT về chứng khoán đầu tư để áp dụng cho các DN. Đầu tư chứng khoán là hoạt động phổ biến ở các tổ chức tài chính và chứng khoán đầu tư là tài sản lớn nhất của các DNBH.
Thứ tư, trong khi chưa ban hành được CMKT về BH cần bổ sung ngay trong chế độ BCTC áp dụng cho DNBH các thông tin phải trình bày trong Thuyết minh BCTC để cung cấp đủ thông tin cho người sử dụng BCTC. Đây cũng là nội
dung cơ bản mà CMKT quốc tế về BH đã quy định.
Tóm lại, ở Chương 1, Luận án đã phân tích tổng quan về BH và đặc điểm hoạt động KDBH, đặc điểm doanh thu, chi phí, dự phòng nghiệp vụ BH ảnh hưởng đến công tác kế toán. Đồng thời, Luận án đã khái quát các ảnh hưởng cơ bản của xu hướng mở cửa và hội nhập đối với sự phát triển của hoạt động KDBH ở Việt nam. Qua đó, thấy rõ vị trí quan trọng, tính chất phức tạp và đa dạng của hoạt động KDBH trước xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc phân tích rõ vai trò của KTTC và KTQT trong quản lý KDBH, Luận án đã khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của việc hoàn thiện kế toán BH. Để có cơ sở cho việc hoàn thiện Luận án cũng đã phân tích những vấn đề cơ bản về kế toán BH trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước có thị trường BH phát triển. Các vấn đề trình bày và phân tích mang tính khái quát.
Chương 2