Tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí phản ánh trên BCĐKT và báo cáo

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 29 - 32)

KQHĐKD phải thuyết minh cho từng hoạt động KDBH gốc, nhận tái BH, nhượng tái BH.

* Đối với BCTC lập để gửi cơ quan quản lý BH

Mục đích của loại BCTC này là cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý BH để phục vụ kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với DNBH để từ đó có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời khi cần thiết. Vì vậy, nội dung, phương pháp lập và các yếu tố của BCTC để công khai có những điểm khác biệt so với BCTC để phục vụ kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Sự khác nhau của các yếu tố trong từng loại BCTC sẽ được trình bày ở mục 1.3.1.3, chương 1.

1.3.1.2 Các nguyên tắc kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Khi lập BCTC để công khai như các DN khác, DNBH phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán quy định trong CMKT số 01- “Chuẩn mực chung”. Nhưng khi lập BCTC gửi cơ quan quản lý BH thì DNBH phải tôn trọng các nguyên tắc áp dụng riêng cho DNBH, trong đó có nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí. Theo nguyên tắc này chi hoa hồng là khoản chi phí khai thác BH lớn nhất được ghi ngay toàn bộ vào chi phí khi phát sinh mà không được phân bổ dần. Mặc dù chi phí BH liên quan đến chi hoa hồng của các hợp đồng chưa hết hiệu lực cuối năm tài chính không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ mà phải tính dần từng phần theo thời gian có hiệu lực của hợp đồng BH. Lý do không được phân bổ dần chi hoa hồng vì toàn bộ chi phí trả trước chưa phân bổ (trong đó có chi hoa hồng nếu phải phân bổ dần) không được coi là tài sản khi xác định biên khả năng thanh toán của DNBH do chúng không có khả năng chuyển đổi ra tiền. Theo đó, DNBH không được áp dụng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu đó.

Nội dung các nguyên tắc kế toán BH làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC gửi cơ quan quản lý BH của DNBH sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 3 (Mục 3.2.2, Chương 3).

1.3.1.3 Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Do kế toán cho các hợp đồng BH rất đa dạng và khác biệt với thông lệ kế toán của các lĩnh vực khác nên để làm cơ sở cho việc lập và trình bầy BCTC để công khai, ngoài các CMKT áp dụng cho tất cả mọi loại hình DN phải có CMKT áp dụng riêng cho DNBH. CMKT này sẽ quy định các nội dung mang tính chất đặc thù riêng có của DNBH mà không quy định ở các CMKT áp dụng chung cho mọi DN, như:

- Quy định các yếu tố của BCTC và ghi nhận các yếu tố của BCTC cho phù hợp với đặc thù hoạt động của DNBH, gồm doanh thu phí BH, chi phí khai thác BH, nợ phải trả về trích lập dự phòng nghiệp vụ, chứng khoán đầu tư (là loại tài sản lớn nhất của DNBH).

- Quy định các thông tin trình bày trên Thuyết minh BCTC để người sử dụng BCTC có thể thấy được toàn bộ hoạt động kinh doanh của DNBH.

CMKT áp dụng cho DNBH được nghiên cứu, ban hành trên cơ sở các nguyên tắc kế toán cơ bản và định nghĩa, tiêu chuẩn ghi nhận các yếu tố của BCTC quy định trong CMKT số 01- “Chuẩn mực chung” cho phù hợp với đặc thù KDBH.

1.3.1.4 Đối tượng kế toán

Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo từng đối tượng kế toán trong DNBH có đặc điểm sau:

- Tài sản: Khác với các DNSXKD, tài sản của DNBH chủ yếu là các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tiền gửi có kỳ hạn; các khoản cho vay; các khoản đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu;

các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh; Bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư khác .

Khác với các DN khác, trong DNBH theo mục đích sử dụng thông tin, tài sản được ghi nhận trên BCĐKT lập để công khai thường lớn hơn nhiều so với tài sản được ghi nhận trên BCĐKT lập để gửi cơ quan quản lý BH, cụ thể:

Theo CMKT thì tài sản được ghi nhận trong BCĐKT lập để công khai khi DNBH có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. Do đó, những tài sản thỏa mãn tiêu chuẩn quy định của CMKT sẽ được phản ánh trên BCĐKT để công khai nhưng nếu chúng không có khả năng chuyển đổi thành tiền thì không được phản ánh trên BCĐKT để gửi cơ quan quản lý BH vì chúng không được coi là tài sản khi xác định khả năng thanh toán của DNBH.

- Nợ phải trả: Khác với các DNSXKD, nợ phải trả lớn nhất phản ánh trên

BCĐKT của DNBH là các khoản dự phòng nghiệp vụ.

Dự phòng nghiệp vụ là các khoản dự phòng được sử dụng để bồi thường hoặc chi trả theo cam kết BH cho NĐBH hoặc người thụ hưởng BH và chúng được tính toán trên cơ sở kỹ thuật nghiệp vụ BH và quy định luật pháp.

Các khoản dự phòng nghiệp vụ được hạch toán vào chi phí (trừ dự phòng cam kết chia lãi). Tuy nhiên, không giống các dự phòng giảm giá trị tài sản được phản ánh bên phần tài sản của BCĐKT, các khoản dự phòng nghiệp vụ BH được thiết lập có mục đích thực hiện một nghĩa vụ của DNBH đối với khách hàng. Do vậy, chúng tạo ra một khoản nợ phải trả trên BCĐKT của DNBH.

Dự phòng nghiệp vụ BH là khoản nợ mang tính may rủi cũng như bản chất may rủi của các rủi ro được BH. Chúng có thể trở thành một khoản nợ chắc chắn hoặc có thể sẽ không tiếp tục tồn tại. Kỳ hạn nợ của các dự phòng nghiệp vụ phụ thuộc vào loại dự phòng thuộc nghiệp vụ BH nào. Do đó, DNBH phải phân chia các khoản dự phòng nghiệp vụ thành 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn theo thời

hạn BH cho từng nghiệp vụ BH.

Theo mục đích cung cấp thông tin, nợ phải trả của DNBH được ghi nhận trên BCĐKT lập để công khai thường nhỏ hơn so với nợ phải trả trên BCĐKT lập để gửi cơ quan quản lý BH, cụ thể: Theo CMKT, nợ phải trả được ghi nhận trong BCĐKT lập để công khai khi có đủ điều kiện chắc chắn là DN sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà DN phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. Do vậy, khi lập BCTC để công khai, DNBH không được phép trích lập 2 loại dự phòng dao động lớn (đối với KDBH phi nhân thọ) hoặc dự phòng đảm bảo cân đối (đối với KDBH nhân thọ) vì việc trích lập 2 loại dự phòng này không phải phát sinh từ nghĩa vụ hiện tại của DNBH nêu không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả theo quy định của CMKT. Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì đủ khả năng thanh toán, đặc biệt là khi có biến động bất thường trong KDBH khi lập BCTC để gửi cơ quan quản lý BH, các DNBH bắt buộc phải trích lập 2 loại dự phòng này.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)