Bổ sung hướng dẫn kế toán doanh thu phí BH của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 146 - 147)

nhân thọ dài hạn

* Thời điểm ghi nhận doanh thu phí BH của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn là khi hợp đồng BH được ký và phát sinh trách nhiệm BH của doanh nghiệp BH với bên mua BH.

* Phương pháp ghi nhận doanh thu:

+ Đối với hợp đồng có rủi ro trải đều trong suốt thời hạn BH và bên mua BH đóng phí ngay một lần cho nhiều kỳ ngay khi ký hợp đồng thì DNBH được lựa chọn một trong hai phương pháp sau cho phù hợp với từng loại hợp đồng:

Phương pháp 1: Doanh thu ghi nhận theo số phí BH phải thu định kỳ và nếu phí BH phải thu định kỳ liên quan đến 2 năm tài chính thì phải lập dự phòng phí chưa được hưởng vào cuối năm tài chính.

Phương pháp 2: Doanh thu ghi nhận là tổng số phí BH của hợp đồng và lập dự phòng phí chưa được hưởng cho toàn bộ thời gian còn lại của hợp đồng.

Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp đã được đề cập ở mục 3.2.1.3, Chương 3. DNBH phải áp dụng nhất quán phương pháp đã lựa chọn trong suốt thời hạn hợp đồng.

+ Đối với hợp đồng BH dài hạn cho phép bên mua BH đóng phí theo kỳ

thì DNBH ghi nhận doanh thu theo số phí BH phải thu định kỳ.

+ Đối với một số ít các hợp đồng BH dài hạn có rủi ro không trải đều trong suốt thời hạn BH thì doanh thu phí BH ghi nhận theo thời hạn rủi ro nếu DNBH ước tính được một cách đáng tin cậy về xu hướng và diễn biến rủi ro của một nghiệp vụ BH cụ thể.

* Phương pháp kế toán doanh thu phí BH của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn có rủi ro trải đều trong suốt thời hạn BH và bên mua BH đóng phí một lần cho nhiều kỳ ngay khi ký hợp đồng:

+ Khi khách hàng đóng phí BH một lần cho nhiều kỳ ngay khi ký hợp

đồng, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền đã thu)

Có TK 511 (số phí BH phải thu năm nghiệp vụ đầu tiên của hợp đồng được ghi nhận là doanh thu)

Có TK 338 (3387 - Doanh thu chưa thực hiện)(số phí BH còn phải thu của các năm sau)

Có TK 333 (33311) (Thuế GTGT đầu ra trên tổng phí BH đã thu)

+ Định kỳ, ghi nhận doanh thu theo số phí BH phải thu từng kỳ (theo năm nghiệp vụ), ghi: Nợ TK 338/Có TK 511.

+ Nếu số phí BH phải thu định kỳ đã ghi nhận doanh thu liên quan đến 2 năm tài chính thì phải lập dự phòng phí chưa được hưởng (ghi Nợ TK 624/Có TK 335) vào cuối năm tài chính để xác định doanh thu phí BH thuần.

Theo phương pháp 2:

+ Khi khách hàng đóng phí BH một lần cho nhiều kỳ ngay khi ký hợp đồng, kế toán ghi nhận doanh thu theo tổng số phí BH đã thu:

Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền đã thu)

Có TK 511 (doanh thu chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN (33311)

+ Cuối năm tài chính, DNBH phải lập dự phòng phí chưa được hưởng cho

toàn bộ thời gian còn lại của hợp đồng (ghi Nợ TK 624/Có TK 335) để xác định doanh thu phí BH thuần.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)