Sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính, thuế làm cơ sở hoàn thiện kế toán bảo hiểm

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 120 - 125)

. Về kế toán chi phí doanh thu kết quả: Việc kế toán chi phí doanh thu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BẢO HIỂM TRONG XU THẾ MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính, thuế làm cơ sở hoàn thiện kế toán bảo hiểm

bảo hiểm

3.2.1.1 Chế độ tài chính áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Để có cơ sở xây dựng, hoàn thiện các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho DNBH. Đồng thời để phù hợp với thông lệ quốc tế, các tồn tại trong chế độ tài chính áp dụng cho DNBH như đã phân tích ở Chương 2 cần hoàn thiện như sau:

DNBH bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của DNBH thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Để có căn cứ hướng dẫn kế toán trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm đánh giá đúng khả năng thanh toán của DNBH, cần hoàn thiện các vấn đề sau:

* Biên khả năng thanh toán tối thiểu: Để đảm bảo tốt hơn cho sự an toàn của người tham gia BH và DNBH, biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH phi nhân thọ cần được xác định theo 2 phương pháp và lấy theo phương pháp cho kết quả cao hơn, đó là: phương pháp tính trên tổng phí BH thực giữ lại với tỷ lệ từ 25% đến 30% hoặc tính trên số dự phòng bồi thường hiện có cuối năm tài chính với tỷ lệ từ 35% đến 40% (đây là tỷ lệ thấp mà các nước phát triển áp dụng). Đồng thời, quy định biên khả năng thanh toán tối thiểu không nhỏ hơn 5 triệu USD (tương đương 77,85 tỷ đồng) (đây là mức mà Singapore và một số nước trong khối ASEAN đang áp dụng) [30].

Do khó khăn trong việc huy động vốn nên quy định này cần có lộ trình áp dụng để các DNBH có các biện pháp phù hợp trong việc tăng vốn kinh doanh.

* Biên khả năng thanh toán của DNBH, cần bổ sung quy định phải loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán của DNBH đối với các tài sản sau:

- Các tài sản không có khả năng chuyển đổi ra tiền như: Các chứng khoán có rủi ro khó chuyển đổi ra tiền; giá trị còn lại của lợi thế thương mại; chi phí khai thác BH chưa phân bổ; chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn chưa phân bổ (gồm chi phí thành lập DN, chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và các chi phí trả trước khác chưa phân bổ cuối kỳ),...

Các tài sản trên do chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nên thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản được phản ánh BCĐKT để công khai theo CMKT, nhưng phải loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán của DNBH vì chúng không có khả năng chuyển đổi ra tiền do không thể đem bán, cho thuê hoặc đưa đi trao đổi.

- Các khoản nợ phải thu đã quá hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn thu nợ hoặc thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày nhưng có đủ bằng chứng chứng minh là

có thể không thu hồi được nợ.

Như vậy, ở Việt Nam, biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định còn thấp và tài sản để tính biên khả năng thanh toán của DNBH lại cao (do chưa loại trừ hết các tài sản không có khả năng chuyển đổi ra tiền). Để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán, việc sửa đổi, bổ sung các quy định trên là rất cần thiết. Từ đó, DNBH muốn tăng doanh thu buộc phải có lãi để tăng vốn tự có và đảm bảo khả năng thanh toán tốt.

Thứ hai, quy định về đánh giá tính thanh khoản: Để phản ánh đúng

tính thanh khoản của DNBH phi nhân thọ, cần qui định bổ sung 2 nội dung:

+ Về nợ phải trả: Bổ sung thêm chỉ tiêu quỹ khen thưởng, phúc lợi vì đây thực chất là nghĩa vụ nợ phải trả của DNBH với người lao động.

+ Về tài sản có tính thanh khoản: Phải loại trừ các loại tài sản khó chuyển đổi ra tiền, như: Các chứng khoán đầu tư có rủi ro khó chuyển đổi ra tiền; các khoản cho vay có rủi ro khó có khả năng thu hồi; các khoản đầu tư vào công ty con; các khoản đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh, các khoản đầu tư khác liên quan đến thành lập DNBH khác hoặc các doanh nghiệp SXKD khác. Ví dụ: Bảo Việt hiện đang đầu tư vốn vào 23 DN khác nhau, trong đó có 3 DNBH và 20 DN khác thì toàn bộ vốn đầu tư vào 23 DN này đều không được coi là tài sản có tính thanh khoản.

Thứ ba, quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi của DNBH cần có hướng dẫn riêng cho phù hợp với đặc thù KDBH các vấn đề sau:

- Bổ sung thêm quy định dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm cả phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đối tượng nợ cố tình không thanh toán và DNBH không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ (gồm nợ do bên mua BH không đóng hoặc đóng không đủ phí BH theo hợp đồng cam kết; nợ do DN nhượng tái BH có thể không thu được hoa hồng hoặc thu bồi thường nhượng tái BH của DN nhận tái BH; nợ

do DN nhận tái BH có thể không thu được phí nhận tái BH của DN nhượng tái BH...). Đồng thời phải có chứng từ, tài liệu chứng minh cho từng trường hợp cụ thể để làm căn cứ trích lập dự phòng, đặc biệt là khi bên mua BH cố tình không đóng phí BH và DNBH đã làm các thủ tục cần thiết, thậm chí buộc phải chấm dứt hợp đồng mà vẫn không thu hồi được nợ thì phải có đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh làm căn cứ trích lập dự phòng.

- Về căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:cần sửa đổi thời hạn 2 năm xuống còn 90 ngày theo 2 loại sau:

. Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ và DNBH đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

. Nợ phải thu có thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày nhưng DNBH có đầy đủ bằng chứng thích hợp chứng minh các khoản nợ phải thu có thể không đòi được do đối tượng nợ không có khả năng hoặc cố tình không thanh toán.

Thời hạn 90 ngày là thông lệ quốc tế [59] và hiện đang áp dụng cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, khi xem xét căn cứ để ghi nhận nợ khó đòi.

- Về mức trích lập: Không khống chế mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà cho phép DNBH được trích lập dự phòng toàn bộ các khoản nợ khó đòi thực tế phát sinh trong năm tài chính theo nguyên tắc thận trọng.

Thứ tư, quy định về dự phòng nghiệp vụ

Từ các nghiên cứu về dự phòng nghiệp vụ của DNBH, có thể rút ra những kết luận quan trọng làm cơ sở hoàn thiện vấn đề này như sau:

+Dự phòng nghiệp vụ là nợ phải trả của DNBH, kỹ thuật tính toán chúng không phải xuất phát từ mục tiêu điều chỉnh kết quả kinh doanh, mà phải xuất phát từ các cam kết BH.

+ Trong tổng nguồn vốn trên BCĐKT của DNBH, dự phòng nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ khả năng cung cấp dịch vụ của DNBH càng ở mức độ cao. Với quy mô lớn và tính nhàn rỗi, nên dự phòng nghiệp vụ là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất của DNBH. Nhưng đầu tư từ nguồn vốn này trước hết phải bảo đảm mục tiêu chính của dự phòng là luôn

đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khiếu nại BH trong tương lai. Tính toán đầy đủ các khoản dự phòng nghiệp vụ và luôn duy trì sự an toàn về giá trị các khoản dự phòng nghiệp vụ là yêu cầu mà DNBH phải tuyệt đối tuân thủ [42].

Chuẩn hóa các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ là điều kiện quan trọng để DNBH xác định đúng kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nợ của mình với tổ chức, cá nhân tham gia BH. Do vậy, dự phòng nghiệp vụ cần hoàn thiện các nội dung:

Một là, về dự phòng phí chưa được hưởng: Cần thiết phải ban hành một phương pháp tính dự phòng tối thiểu và DNBH được phép áp dụng các phương pháp tính dự phòng khác nhau nhưng phải sử dụng phương pháp cho kết quả cao nhất. Qui định này là để thực hiện nguyên tắc thận trọng và bảo đảm sự an toàn tối đa cho DNBH đồng thời sẽ góp phần huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư. Phương pháp tối thiểu để tham chiếu là phương pháp 50%. Đây là phương pháp dễ áp dụng và thường cho kết quả nhỏ nhất.

Hai là, về dự phòng bồi thường: Cần bổ sung thêm phương pháp chi phí bồi thường bình quân là phương pháp áp dụng phổ biến ở các nước phát triển. Nội dung và ưu điểm của phương pháp chi phí bồi thường bình quân (xem Phụ lục số 11). DNBH được áp dụng các phương pháp khác nhau nhưng phải sử dụng phương pháp cho kết quả cao nhất.

Trong thực tế những năm qua, các DNBH trong nước thường áp dụng phương pháp thống kê tổn thất xảy ra qua các năm và đưa ra một tỷ lệ trích dự phòng trên phí BH giữ lại nên kết quả đánh giá dự phòng này thường mang nặng tính chủ quan. Do vậy, việc vận dụng và tham chiếu nhiều phương pháp đánh giá dự phòng bồi thường khác nhau là cần thiết để có kết quả sát thực nhất. Vì thế, DNBH cần áp dụng cùng một lúc các phương pháp cho từng nghiệp vụ BH và sử dụng phương pháp cho kết quả cao nhất. Đây cũng là cách mà các DNBH ở các nước EU tiến hành. Tuy nhiên, các qui định này phải có lộ trình áp dụng cho phù hợp để các DNBH triển khai thích hợp nhất.

thực hiện trích lập dự phòng dao động theo tỷ lệ % trên phí BH thực giữ lại trong năm tài chính cho phù hợp với từng nghiệp vụ BH. Đối với một số nghiệp vụ BH như tín dụng, bão... phải trích cho tới mức bằng 300% phí BH thực giữ lại trong năm tài chính [23].

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)