Trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường: Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ BH

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 72 - 73)

pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ BH dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền DNBH phải bồi thường trong tương lai. Theo phương pháp này, DNBH cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

. Thống kê:Phương pháp thống kê chỉ được áp dụng cho các hợp đồng BH được giao kết trước ngày 1/1/2006.

Ba là, dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: được trích lập hàng năm theo phương pháp thống kê cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của DNBH.

*Đối với doanh nghiệp KDBH nhân thọ: Có 5 loại dự phòng

Một là, dự phòng toán học: Trích lập theo phương pháp phí BH thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền BH. Phí BH thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí BH thực tế thu được, theo nguyên tắc sau:

Dự phòng

= Giá trị hiện tại của

tổng số tiền BH sẽ phải

Giá trị hiện tại của tổng số phí BH thuần điều chỉnh Zillmer 3%

- C ơ

s ở tính dự phòng: DNBH sử dụng 2 cơ sở sau để tính dự phòng toán học là: Bảng tỷ lệ tử vong quy định; Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xin phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng.

Hai là, dự phòng phí chưa được hưởng: Áp dụng đối với các hợp đồng BH có thời hạn dưới một năm theo phương pháp 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày.

Ba là, dự phòng bồi thường: Trích lập theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền BH phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường DNBH nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết.

Bốn là, dự phòng chia lãi: Chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng BH và được tính theo công thức quy định.

Năm là, dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí BH thu được trong năm tài chính của DNBH. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của DNBH.

Theo Thông tư 99, toàn bộ dự phòng nghiệp vụ trong KDBH phi nhân thọ được tính vào chi phí KDBH. Trong KDBH nhân thọ được tính vào chi phí KDBH có 3 loại: Dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường. Riêng dự phòng cam kết chia lãi được tính vào chi phí tài chính và dự phòng đảm bảo cân đối được trích lập từ lợi nhuận trước thuế của DNBH.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)