Chính sách thuế áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 125 - 126)

. Về kế toán chi phí doanh thu kết quả: Việc kế toán chi phí doanh thu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BẢO HIỂM TRONG XU THẾ MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP

3.2.1.2 Chính sách thuế áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm

-Về thuế GTGT đối với dịch vụ BH gốccòn quá khác biệt so với các nước. Ở các nước quy định thuế tính trên doanh thu phí BH gốc và chỉ một số dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế với các mức thuế suất khác nhau và không được khấu trừ thuế đầu vào. Để phù hợp với thông lệ các nước, thuế GTGT đối với dịch vụ BH gốc cần sửa đổi, bổ sung như sau:

+ Các dịch vụ BH chịu thuế với các mức thuế suất khác nhau cho phù hợp mà không cố định một mức thuế suất (10%) như quy định hiện nay để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia BH.

+ Thuế phải nộp NSNN được tính trên doanh thu phí BH gốc và không khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Quy định rõ các DN tham gia đồng BH phải lập hoá đơn GTGT cho bên mua BH theo số phí BH tương ứng với tỷ lệ rủi ro đã chấp nhận BH được phân chia.

- Về khống chế không quá 10% tổng chi phí hợp lý đối với chi phí quảng cáo, giao dịch, khuyến mại…

Để khuyến khích khai thác BH và tăng doanh thu phí BH, cần quy định rõ các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác (trừ chi hoa hồng BH) được tính vào chi phí hợp lý theo số thực chi nhưng tối đa không quá một tỷ lệ thích hợp trên tổng doanh thu phí BH gốc đã thực hiện trong năm tài chính. Đồng thời các khoản chi này phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Từ đó, DNBH phải tính toán, xem xét và chỉ được tăng các khoản chi phí này khi doanh thu phí BH gốc tăng để vừa khuyến khích khai thác BH vừa yêu cầu phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

- Các khoản chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương, chi từ thiện…

Theo chế độ, các khoản chi trên không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN phải nộp. Các khoản chi này trên thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, như chi từ thiện cho các tổ chức, cá nhân do thiên tai, lũ lụt, ... Các khoản chi này nên được coi là chi phí hợp lý vì đây là chi phí tuyên truyền, quảng cáo để nâng cao thương hiệu, hình ảnh DNBH và góp phần mở rộng thị phần, danh sách khách hàng của DNBH. Tuy nhiên, để được coi là chi phí hợp lý thì các khoản chi này phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Đồng thời, để tránh tuỳ tiện trong việc chi ủng hộ, từ thiện và đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách cần quy định rõ các khoản chi này được tính vào chi phí hợp lý theo số thực chi nhưng tối đa không quá một tỷ lệ thích hợp trên tổng doanh thu phí BH gốc. Từ đó, DNBH phải tính toán, xem xét khi thực hiện các khoản chi này phải luôn gắn với hiệu quả KDBH.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)