Kế toán chi phí khai thác BH

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 89 - 93)

Như đã đề cập ở Chương 1, chi phí khai thác BH có 3 loại: Chi hoa hồng, chi phí bán BH và chi phí quản lý chung. Phương pháp kế toán các loại chi phí khai thác chủ yếu như chi hoa hồng, quảng cáo… ở các DNBH đang thực hiện còn khác nhau, cụ thể như sau:

+ Về chi hoa hồng: Ở các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho việc lập BCTC theo quy định của Việt Nam, hoa hồng phải trả theo số phí BH thực thu được hạch toán ngay toàn bộ vào chi phí khi phát sinh. Để phục vụ cho việc lập BCTC gửi Công ty mẹ thì chi hoa hồng BH được vốn hóa ghi tăng tài

sản, trong đó DNBH phi nhân thọ ước tính chi hoa hồng chưa được phân bổ (của các hợp đồng BH chưa kết thúc cuối năm tài chính) tương tự như cách thức xác định dự phòng phí chưa được hưởng; DNBH nhân thọ chỉ phân bổ dần chi hoa hồng phát sinh lớn ở các năm đầu (của các hợp đồng BH nhân thọ dài hạn), còn chi hoa hồng ở các năm sau được ghi ngay vào chi phí khi phát sinh.

+ Về chi phí bán BH, trong đó chủ yếu là quảng cáo: Các DNBH trong nước mới thành lập có chi phí quảng cáo phát sinh ở các năm đầu rất lớn để khai thác BH mà chưa có doanh thu bù đắp nên thường phân bổ dần các khoản chi này tương ứng với doanh thu phí BH được ghi nhận ở các năm sau. Trong quá trình hoạt động, các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài thường vốn hóa ghi tăng tài sản để phân bổ dần các chi phí bán BH như chi phí nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, chi phí quảng cáo theo chiến dịch cho từng sản phẩm BH…

Chế độ tài chính không quy định phân bổ dần chi phí khai thác BH nhưng khi lập BCTC gửi về công ty mẹ, các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài thường phân bổ dần các chi phí khai thác thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản theo CMKT.

+ Về phương pháp kế toán: Các loại chi phí khai thác BH phải phân bổ dần vào chi phí, khi phát sinh, ghi Nợ TK 242/Có TK 111, 112…; Định kỳ, khi phân bổ dần vào chi phí, ghi: Nợ TK 624, 641/Có TK 242.

2.2.3.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán

Toàn bộ công việc kế toán của từng DNBH đã được thực hiện bằng máy vi tính theo một chương trình phần mềm thống nhất từ khâu nhập số liệu, phân loại TK, ghi sổ và lập BCTC. Chương trình phần mềm được triển khai và đã nối mạng từ cấp trên xuống tất cả các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Một số DN như Bảo Việt, chương trình kế toán bằng máy cho phép từ Văn phòng Tổng công ty có thể kiểm tra, soát xét được việc ghi chép, phản ánh của toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính diễn ra ở đơn vị cấp dưới. Trong chương trình phần mềm cho phép đơn vị cấp trên đối chiếu, kiểm tra hàng ngày tất cả các giao dịch thanh toán nội bộ, khi phát hiện có sai sót, sẽ chỉ đạo các đơn vị cấp dưới sửa chữa kịp thời.

Kế toán trong các DNBH phải theo dõi chi tiết cho hàng vạn, có thể là hàng triệu, đối với BH nhân thọ có thể là hàng tỷ khách hàng từ khi ký hợp đồng, thanh toán tiền, chuyển phí nhượng tái BH, khi xảy ra sự kiện BH và cho đến hết thời hạn BH, tái tục hợp đồng. Nếu không thực hiện kế toán bằng máy thì không thể đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán để cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin để đáp ứng yêu cầu quản lý, thậm chí không thể triển khai nghiệp vụ mới.

2.2.3.4 Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp bảo hiểm

Ngoài việc lập và trình bày BCTC theo quy định hiện hành, các DNBH còn phải lập thêm các loại báo cáo sau:

* Báo cáo kế toán quản trị: Các đơn vị cấp dưới của DNBH ở các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức KDBH gốc (từ khai thác, giám định, bồi thường đến duy trì, tái tục hợp đồng) và nộp thuế GTGT ngay tại địa phương. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tổng hợp BCTC toàn DN, định kỳ hàng tháng, hàng quý, các đơn vị cấp dưới phải lập và nộp đơn vị cấp trên nhiều loại báo cáo như: BCĐTK, báo cáo doanh thu và chi bồi thường (đối với KDBH gốc của DNBH phi nhân thọ), báo cáo doanh thu và trả tiền BH (đối với DNBH nhân thọ), báo cáo chi hoa hồng BH gốc, báo cáo tình hình huỷ hợp đồng, báo cáo chi phí quản lý, báo cáo chi tiết công nợ, báo cáo tạm ứng; báo cáo tổng hợp doanh thu, chi phí theo nghiệp vụ, sản phẩm BH, theo nhóm khách hàng và các báo cáo khác. Số lượng, biểu mẫu và kỳ hạn lập và nộp các báo cáo này do đơn vị cấp trên quy định.

Công tác kế toán của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài và Bảo Việt được thực hiện bằng máy theo chương trình phần mềm áp dụng thống nhất trong toàn DNBH, do đó toàn bộ hệ thống báo cáo của các đơn vị cấp dưới được truyền qua mạng về đơn vị cấp trên để tổng hợp báo cáo toàn DNBH. Đồng thời, các đơn vị cấp dưới định kỳ in toàn bộ báo cáo và làm đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định, sau đó nộp lên đơn vị cấp trên.

* Báo cáo tài chính rút gọn:

Hàng năm, các DNBH trong nước như Bảo Việt, Bảo Minh, P.JICO… đều lập và công khai BCTC rút gọn để gửi ra nước ngoài. BCTC rút gọn công khai

hàng năm có BCĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC và các nội dung giới thiệu về DNBH.

BCĐKT và báo cáo KQHĐKD được lập rút gọn từ BCĐKT và báo cáo KQHĐKD được lập theo quy định và đảm bảo nguyên tắc không thay đổi về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh khi rút gọn BCTC. Các BCTC rút gọn thực hiện còn khác nhau về các chỉ tiêu rút gọn và sắp xếp các chỉ tiêu trong từng báo cáo giữa các DNBH. Tuy nhiên, khi lập BCTC rút gọn DNBH thường thay đổi trật tự các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn cho phù hợp với thông lệ chung như trên BCĐKT, các chỉ tiêu tài sản được sắp xếp để phản ánh theo tính thanh khoản, các chỉ tiêu nợ phải trả như dự phòng nghiệp vụ được phân theo 2 loại: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

* Báo cáo tài chính gửi về công ty mẹ:

Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH BH Allianz, Công ty TNHH Manulife, Công ty TNHH BH Prudential, Công ty TNHH quốc tế Mỹ… ngoài BCTC phải lập theo quy định của Việt Nam, các DNBH này còn phải lập và gửi BCTC cho Công ty mẹ. Các BCTC này được lập theo yêu cầu của công ty mẹ để phục vụ cho việc hợp nhất và công khai BCTC của tập đoàn.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆNNAY NAY

Việc tổ chức công việc kế toán của DNBH phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ tài chính, kế toán do Nhà nước quy định nên chất lượng công tác kế toán phụ thuộc vào các chính sách, chế độ tài chính, kế toán áp dụng cho DNBH. Do vậy, để hoàn thiện kế toán BH, trước hết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán trên cơ sở phân tích, đánh giá các ưu, nhược điểm của các chính sách, chế độ tài chính, thuế và kế toán hiện hành cũng như thực tế thực hiện ở các DNBH để đưa ra các kiến nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

2.3.1 Ưu điểm

2.3.1.1 Hệ thống chế độ tài chính, kế toán áp dụng cho các doanh nghiệpbảo hiểm bảo hiểm

Thứ nhất, về chế độ tài chính

Chế độ tài chính hiện hành áp dụng cho DNBH có nhiều đổi mới so với chế độ trước đây khi chưa có Luật Kinh doanh BH thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

- Quy định rõ nội dung các loại doanh thu, chi phí cho từng loại hoạt động KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH và hoạt động tài chính.

- Doanh thu, chi phí theo qui định hiện hành đã khẳng định các DNBH phải áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích thay cho nguyên tắc cơ sở tiền trước đây, cụ thể: Trước đây doanh thu, chi phí hoạt động KDBH và hoạt động tài chính chỉ được ghi nhận tại thời điểm thực tế thu tiền hoặc chi tiền. Cho đến nay, chế độ tài chính đã quy định rõ là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DNBH liên quan đến doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Riêng chi hoa hồng theo chế độ tài chính, DNBH phải theo nguyên tắc thực chi.

- Dự phòng nghiệp vụ: Các quy định mới liên quan đến nguyên tắc và phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ (Theo Thông tư 99 được áp dụng từ 1/1/2005 thay thế cho Thông tư số 72) có nhiều đổi mới, thể hiện sự vận dụng có tính kế thừa quy định cũ và tập quán quốc tế. Đồng thời các quy định mới yêu cầu DNBH tính đầy đủ hơn các khoản nợ phải trả về dự phòng nghiệp vụ để bảo đảm sự an toàn tối đa cho DNBH, thể hiện:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)