Lợi nhuận của DNBH trên báo cáo KQHĐKD để phục vụ kiểm tra, giám

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 165)

sát của Nhà nước thường nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận trên báo cáo KQHĐKD lập để công khai vì theo chế độ tài chính do cơ quan quản lý BH quy định thì DNBH phải hạch toán ngay toàn bộ chi phí khai thác BH vào chi phí khi phát sinh mà không được phân bổ dần, phải trích lập quỹ dự phòng dao động lớn hoặc dự phòng đảm bảo cân đối...

Như vậy, việc hoàn thiện chế độ kế toán BH ở giai đoạn 2 đòi hỏi chúng ta phải phân biệt rõ tất cả những điểm khác biệt quan trọng và so sánh cách xử lý, phương pháp kế toán và trình bày chúng trên BCTC.

3.2.5 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị

- Yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị

Tổ chức công tác KTQT phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và đặc điểm tổ chức kinh doanh cụ thể của từng DNBH, tuy nhiên việc tổ chức KTQT phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Cung cấp thông tin theo nhu cầu quản lý của đơn vị như: Từng loại hoạt động KDBH gốc nhận tái và nhượng tái BH; từng loại hoạt động đầu tư; từng nghiệp vụ, sản phẩm BH,...

+ Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định.

+ KTQT với mục đích bổ sung thêm các thông tin một cách chi tiết, cụ thể hơn so với KTTC và tránh sự trùng lắp với KTTC.

+ Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa KTTC và KTQT, giữa các thời kỳ, giữa kế hoạch và thực hiện.

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)