- Về doanh thu: Doanh thu của DNBH phát sinh từ 2 loại: hoạt động
1.3.3 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh doanh bảo hiểm
Theo Chương 1, Luật Kế toán Việt Nam, “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính d ưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” [47]. Là một khoa học về quản lý kinh tế và là bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, trong quản lý KDBH, vai trò của kế toán được thể hiện rõ ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính ở đơn vị, nhằm giúp chủ DNBH điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao;
Thứ hai, kế toán phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản hiện có và sự vận động của tài sản ở đơn vị, qua đó giúp các nhà DNBH quản lý chặt chẽ tài sản và bảo vệ được tài sản của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tài sản đó;
Thứ ba, kế toán phản ánh được đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình KDBH cũng như kết quả của quá trình đó đem lại nhằm kiểm tra được việc
thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí và có lãi trong KDBH;
Thứ tư, kế toán phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong KDBH;
Thứ năm, kế toán phản ánh được kết quả lao động của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động;
Trước đây, kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước nói chung. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BH, kế toán trước hết là công cụ quản lý của chủ DNBH. Sau đó mới là công cụ quản lý, là điều kiện và phương tiện hữu hiệu của cơ quan Nhà nước để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của DNBH. Đối với các cấp quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, kế toán có những vai trò cụ thể khác nhau như sau:
Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để cơ quan quản lý BH thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát của mình đối với toàn bộ hoạt động của DNBH.
Đối với các DNBH, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý và hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, tiền vốn, nhằm bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh và chủ động tài chính của DNBH.
Đối với những nhà quản lý DNBH, kế toán cung cấp các thông tin cần thiết để ra các quyết định quản lý tối ưu, có hiệu quả cao.
Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, các khách hàng, người tham gia BH, các nhà cung cấp, vv... kế toán sẽ giúp họ lựa chọn các mối quan hệ phù hợp nhất để quá trình đầu tư, góp vốn, tham gia BH, nhận tái và nhượng tái BH hay bán hàng đem lại hiệu quả cao.
Trong các DN, thông tin kế toán trước hết cần thiết cho người ra quyết định quản lý bên trong DN, sau là cần thiết cho các đối tượng bên ngoài DN. Do
phương pháp thực hiện và phạm vi cung cấp thông tin khác nhau nên kế toán DN được chia thành kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT). Theo điều 4, Chương 1 của Luật Kế toán thì “KTTC là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán”, còn “KTQT là việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” [47].
Để thấy rõ vai trò của KTTC và KTQT trong quản lý KDBH, trước hết cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa 2 loại kế toán này [10] như sau:
- Về đối tượng sử dụng thông tin:Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT là các đối tượng bên trong DN: Các chủ sở hữu, Ban Giám đốc, các bộ phận quản lý,... trong khi đó, thông tin của KTTC chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài DN, như: Các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý BH,...).
- Về nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: Thông tin KTTC phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, CMKT quốc tế được các quốc gia công nhận; KTTC phải bảo đảm yêu cầu liên tục, có hệ thống thống nhất giữa các DN và có thể so sánh được. Trái lại, thông tin KTQT cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, CMKT, không phải liên tục, có hệ thống và không bắt buộc phải thống nhất giữa các DN. Các quy định của Nhà nước về KTQT chỉ mang tính chất hướng dẫn.
- Về tính pháp lý của kế toán:KTTC có tính pháp lý cao như: Hệ thống sổ, phương pháp ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của KTTC đều phải tuân theo các quy định thống nhất. Ngược lại, KTQT không có tính pháp lý và tổ chức KTQT mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng DN phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng DN.