Nếu phí BH phải điều chỉnh nhưng mức phí BH cuối cùng chưa thể ước

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 130 - 131)

tính được, DNBH có thể ghi nhận doanh thu dựa trên phí BH đặt cọc của bên mua BH cho tới khi mức phí BH cuối cùng xác định được.

* Ghi nhận doanh thu phí BH đối với hợp đồng BH dài hạn

+ Đối với hợp đồng BH nhân thọ dài hạn: Xuất phát từ đặc điểm phí BH của các hợp đồng dài hạn thường được phân bổ đều đặn mặc dù các quyền lợi và sự phục vụ mà khách hàng được hưởng lại không được thực hiện đều như vậy trong toàn bộ thời hạn hợp đồng. Những chức năng và dịch vụ mà DNBH cung cấp bao gồm việc bán BH, thu phí BH, thanh toán bồi thường, đầu tư và một số dịch vụ khác. Do không có một chức năng hay dịch vụ riêng lẻ nào kéo dài trong suốt thời hạn của hầu hết các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, đối với các hợp đồng này (có phí BH trả một lần hoặc trả định kỳ) doanh thu được ghi nhận theo số phí BH mà khách hàng phải đóng từng kỳ.

Ví dụ: Bà Hà ký hợp đồng BH An Sinh giáo dục với DNBH nhân thọ và hợp đồng có hiệu lực từ ngày 24/2/2002, người thụ hưởng BH là Linh (con Bà Hà), thời hạn BH là 8 năm, từ ngày 24/02/2002 đến hết ngày 23/02/2010; số tiền được BH là 50 triệu đồng; phí BH bà Hà phải nộp định kỳ hàng năm vào ngày 24/02/2002 là 5.137.700 đồng. Với hợp đồng này, doanh thu ghi nhận hàng năm là số phí BH Bà Hà phải đóng định kỳ là 5.137.700 đ.

+ Đối với hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn: Doanh thu của loại hợp đồng này còn đang thực hiện khác nhau giữa các nước nên cần quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý và quan điểm kinh doanh của từng DNBH là: DNBH được ghi nhận doanh thu theo một trong 3 phương pháp sau:

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)