Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 39 - 41)

. Kỳ báo cáo của KTQT thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của

1.3.3.2 Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý kinh doanh bảo hiểm

KTQT là một bộ phận của công tác kế toán của DNBH, đồng thời là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản trị nội bộ DNBH. KTQT được coi như một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong DNBH. KTQT có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành DNBH, cụ thể:

- Là nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh. KTQT là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính về hoạt động KDBH một cách cụ thể về từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả từng loại hoạt động KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái trong từng thời kỳ, địa điểm theo từng chỉ tiêu kinh tế, từng nghiệp vụ, sản phẩm BH,…. Các thông tin này sẽ giúp cho các nhà quản trị DNBH trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt động của mình.

- Tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án, ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất. KTQT cung cấp cho các nhà quản lý mô hình về nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một quyết định cụ thể; doanh thu và chi phí cho một loại nghiệp vụ, sản phẩm BH,…. KTQT giúp cho nhà quản lý tìm ra giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hoá mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Giúp nhà quản lý thu thập, phân tích thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng dự toán chi phí, tính phí BH,… cho phù hợp với đặc thù KDBH, trình độ và yêu cầu quản lý của DN trên cơ sở tôn trọng định mức kinh tế kỹ thuật của ngành và Nhà nước.

- Thông tin do KTQT cung cấp giúp nhà quản lý kiểm tra, giám sát, điều hành các hoạt động của DNBH; giúp nhà quản lý đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và đưa ra nhưng quyết định điều chỉnh phù hợp, kịp thời (nếu cần) góp phần đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu quản trị DN, như: chấm dứt hay tiếp tục triển khai một sản phẩm BH phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của sản phẩm đó thông qua xem xét các thông tin do KTQT cung cấp.

Vai trò của KTQT trong các DNBH xuất phát từ yêu cầu quản lý cụ thể, chi tiết từng chỉ tiêu kinh tế, từng loại hoạt động KDBH gốc, nhận tái và nhượng tái BH, theo từng nghiệp vụ, sản phẩm BH, từng loại hoạt động và danh mục đầu tư; từng địa điểm kinh doanh là các tỉnh, thành phố, quận huyện hoặc các lĩnh vực có nhu cầu cần khai thác BH,… nó gắn liền và phục vụ cho các hoạt động quản trị, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Do yêu cầu và trình độ quản lý của các DN có thể khác nhau nên vai trò của KTQT trong mỗi DN được phát huy ở mức độ khác nhau. Nếu DNBH không quan tâm đúng mức đến KTQT, tổ chức KTQT không khoa học, hợp lý hoặc nhà quản trị DN không đưa ra yêu cầu về thông tin KTQT một cách rõ ràng (chỉ tuỳ thuộc vào người thu nhận, xử lý và cung cấp) thì vai trò KTQT trở nên mờ nhạt và ngược lại.

1.4 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM VÀ QUY ĐỊNH VỀ KẾTOÁN BẢO HIỂM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)