hợp đồng có hiệu lực và phát sinh trách nhiệm của DNBH với bên mua BH. Cuối năm tài chính, DNBH sẽ trích lập dự phòng phí chưa được hưởng cho toàn bộ thời gian còn lại của hợp đồng và chênh lệch giữa tổng số phí BH đã ghi nhận là doanh thu trong kỳ với số dự phòng phí chưa được hưởng là phí BH thuần thực hiện trong kỳ.
Hai phương pháp trên chỉ phù hợp với hợp đồng có rủi ro trải đều trong suốt thời hạn BH. Vì vậy, đối với các hợp đồng mà khách hàng đóng phí BH ngay một lần cho nhiều kỳ thì DNBH được phép lựa chọn một trong 2 phương pháp trên và phải áp dụng nhất quán phương pháp đã lựa chọn trong suốt thời hạn hợp đồng. Phương pháp thứ nhất phù hợp với các hợp đồng có giá trị lớn như BH xây dựng, lắp đặt vì theo phương pháp này doanh thu ghi nhận theo số phí BH phải thu định kỳ sẽ giúp DNBH duy trì được mức đảm bảo cần thiết, đặc biệt là đối với hoạt động nhượng tái BH khi khách hàng chấm dứt hợp đồng. Phương pháp thứ hai phù hợp với các hợp đồng có giá trị nhỏ, ví dụ: hợp đồng BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có thời hạn BH 3 năm với loại xe mô tô 2 bánh từ 50 cc trở xuống thì mức phí BH Nhà nước quy định là 120.000 đ. Theo phương pháp thứ hai, doanh thu được ghi nhận ngay là tổng số phí BH đã thu (120.000 đ) và cuối mỗi năm tài chính, DNBH lập dự phòng phí chưa được
hưởng cho thời gian còn lại của hợp đồng để xác định doanh thu phí BH thuần. Còn theo phương pháp thứ nhất, DNBH phải tính toán, xác định để ghi nhận doanh thu theo số phí BH phải thu từng kỳ từ tổng số phí BH đã thu (như ví dụ trên thì 120.000 đồng phải tính để ghi nhận doanh thu cho 3 năm). Đồng thời, nếu số phí BH phải thu định kỳ liên quan đến 2 năm tài chính thì DNBH phải lập dự phòng phí chưa được hưởng để xác định doanh thu phí BH thuần vào cuối năm tài chính. Do vậy, hạn chế của phương pháp thứ nhất là làm tăng khối lượng công việc kế toán. Trên thực tế, để giảm bớt khối lượng công việc kế toán (đặc biệt là các hợp đồng có giá trị thấp), các DNBH thường áp dụng phương pháp thứ hai. Một số DNBH có vốn đầu tư nước ngoài cũng áp dụng phương pháp thứ hai theo yêu cầu của của công ty mẹ, doanh thu phí BH khai thác hàng năm là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá quy mô và tình hình hoạt động của DNBH. Do vậy, việc ghi nhận doanh thu là tổng phí BH của hợp đồng dài hạn ngay khi hợp đồng có hiệu lực mới phản ánh đúng doanh thu BH đã khai thác từng kỳ và đó là lý do khi DNBH thường áp dụng phương pháp thứ hai.
Ví dụ sau sẽ minh hoạ cho sự tương đồng về kết quả của 2 cách ghi nhận doanh thu của hợp đồng BH phi nhân thọ dài hạn có phí nộp trước cho nhiều kỳ:
Một hợp đồng BH cháy, thời hạn 3 năm (từ 1/7/2003 đến 30/6/2006), phí BH khách hàng đóng một lần ngay khi ký hợp đồng là 36 triệu đồng.
Theo phương pháp thứ nhất, doanh thu được ghi nhận ngày 1/7/2003 theo số phí BH phải thu định kỳ (theo năm nghiệp vụ tính từ 1/7/2003 đến 30/6/2004) là 12 triệu (36 triệu /3 năm), số dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập ngày 31/12/2003 là 6 triệu (của 6 tháng từ 1/1 đến 30/6/2003) (12 triệu/12 tháng x 6 tháng), nên doanh thu phí BH thuần thực hiện năm 2003 là 6 triệu (12 triệu - 6 triệu).
Theo phương pháp thứ hai, doanh thu phí BH được ghi nhận ngày 1/7/2003 là 36 triệu, số dự phòng phí chưa được hưởng cho toàn bộ thời gian còn lại của hợp đồng phải trích lập ngày 31/12/2003 là 30 triệu (của 30 tháng từ 01/01/2004 đến 30/6/2006)(36 triệu/36 tháng x 30 tháng), nên doanh thu phí BH
thuần thực hiện năm 2003 là 6 triệu (36 triệu - 30 triệu).
Như vậy theo 2 phương pháp, doanh thu phí BH thuần thực hiện từng năm là: Năm 2003: 6 triệu, năm 2004: 12 triệu, năm 2005: 12 triệu, năm 2006: 6 triệu.