ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 171 - 179)

. Các chỉ tiêu trong báo cáo phải rõ ràng, chi tiết

3.3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH như đã được phân tích và trình bày ở phần trên chỉ có thể được thực hiện tốt khi thoả mãn đồng thời các điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, về phía Nhà nước

- Công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KDBH cần tự đổi mới để thoả mãn các yêu cầu và tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong hệ thống chính sách, điều hành, quản lý và được thực hiện theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, cụ thể:

+ Quan hệ với Hiệp hội BH quốc tế và các cơ quan quản lý BH nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về KDBH và quy định của các nước có thị trường BH phát triển lâu đời về nội dung quản lý của Nhà nước về hoạt động BH. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật về BH, đặc biệt là chế độ tài chính để từng bước áp dụng cho phù hợp với trình độ phát triển của thị trường BH. Việc ban hành hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH có quan hệ mật thiết đến chế độ tài chính hiện nay và xu hướng đổi

mới chế độ tài chính đối với DNBH. Vì vậy, phải có một định hướng rõ ràng xu thế phát triển các định chế tài chính nói riêng và thị trường BH nói chung làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH.

+ Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của DNBH một cách thường xuyên; xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm và hoàn chỉnh các chỉ tiêu giám sát hoạt động của các DNBH cho phù hợp với thông lệ chung của các nước để đánh giá đúng, kịp thời tình hình tài chính của DNBH. Từ đó, có cơ sở can thiệp kịp thời khi DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

+ Thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong kiểm tra, giám sát tài chính của DNBH, đặc biệt là giám sát việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán và tính thanh khoản của DNBH; Giám sát việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu của DNBH đảm bảo vốn chủ sở hữu phù hợp với quy mô kinh doanh của DNBH. Trong xu thế mở cửa và hội nhập, thị trường BH trong nước chịu sự tác động lẫn nhau giữa các thị trường BH của các nước. Vì vậy, bộ máy và hệ thống giám sát tài chính đối với DNBH phải phù hợp với yêu cầu và thực tiễn KDBH của nước ta và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cho ngành BH Việt Nam hoạt động an toàn và các chủ thể tham gia thị trường phát triển tối đa khả năng của mình.

+ Cần sớm ban hành quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực KDBH rõ ràng, minh bạch và nhất quán để kịp thời đối phó với các diễn biến của thị trường, xử lý sớm các hoạt động bất thường của các DNBH nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia BH.

- Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Cơ quan quản lý BH thay mặt Nhà nước trực tiếp thực hiện cả 2 chức năng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và chức năng quản lý tài chính. Hơn nữa còn thực hiện chức năng cơ quan chủ quản đối với các DNBH trực thuộc Bộ Tài chính.

- Nâng cao năng lực cán bộ: Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động KDBH đòi hỏi cán bộ quản lý phải có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao quát, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu thực tiễn hoạt động của các

DNBH. Do đó công tác đào tạo cần được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nội dung đào tạo tập trung vào các chủ đề như phân tích tài chính, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các DNBH, định phí và trích lập dự phòng, quản trị kinh doanh, kỹ thuật nghiệp vụ BH, tái BH, môi giới BH, pháp luật về KDBH, các kiến thức về hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về KDBH và kinh nghiệm của các nước về quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KDBH,...

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và của các nước về kế toán trong việc hỗ trợ dự án triển khai nghiên cứu, ban hành tiếp các CMKT còn lại, trong đó có CMKT về BH cho đồng bộ và hoàn chỉnh.

- Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các văn bản có liên quan để DN có cơ sở triển khai thực hiện Luật Kế toán, CMKT, đặc biệt là hướng dẫn về kế toán quản trị.Đồng thời có kiểm tra, đánh giá và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các văn bản này để ngày càng hoàn thiện hơn. Riêng về kế toán quản trị, Nhà nước cần tạo môi trường cho KTQT phát triển thông qua chiến lược đào tạo KTQT trong hệ thống các trường kinh tế.

Thứ hai, về phía các doanh nghiệp bảo hiểm

- Muốn làm tốt công tác kế toán, điều quan trọng trước tiên và căn bản nhất là các cấp lãnh đạo DNBH phải thực sự quan tâm đến công tác kế toán, tạo mọi điều kiện cần thiết cho kế toán và biết sử dụng tài liệu, số liệu kế toán trong quản lý và điều hành hoạt động KDBH, thường xuyên chăm lo đưa công tác kế toán của đơn vị vào nề nếp, phát hiện, uốn nắn và xử lý kịp thời những tồn tại yếu kém.

- Căn cứ vào các quy định của Luật Kế toán để hướng dẫn thực hiện trong toàn đơn vị, đồng thời tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với đặc điểm tổ chức và phân cấp quản lý của DNBH. Nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán của các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

tinh thần trách nhiệm cao từ Ban quản lý cấp cao nhất của DNBH tới các cá nhân, bộ phận quản lý chức năng trong DNBH, từ đó:

+ Xác định nội dung, phạm vi KTQT áp dụng ở cho DNBH, lựa chọn mô hình tổ chức KTQT nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thiết thực, hữu ích, đầy đủ, toàn diện và kịp thời cho công tác quản trị DN.

+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu quản trị DN phù hợp với sự phát triển trong từng thời kỳ.

- Nâng cao năng lực kinh doanh và năng lực quản lý hoạt động KDBH: Để thị trường BH Việt Nam vận hành an toàn và hiệu quả, không chỉ nâng cao khả năng tài chính, năng lực đầu tư của DN mà còn nâng cao năng lực kinh doanh và năng lực quản lý của các DNBH với các giải pháp cụ thể sau:

+ Hiện đại hoá công nghệ thông tin, trình độ quản lý: Tin học hoá công tác quản lý hợp đồng từ khâu thẩm định rủi ro, khai thác, quản lý hợp đồng, đến các khâu bồi thường, trả tiền BH. Các DNBH xây dựng chương trình phát triển hệ thống phần mềm tính phí BH, trích lập dự phòng nghiệp vụ, thiết lập hệ thống thông tin có nối mạng với cơ quan quản lý BH. Xây dựng hệ thống giao dịch trên mạng, lập địa chỉ Web sites, ứng dụng hệ thống tin học quản lý trong nội bộ DN, bảo đảm thu thập thông tin cập nhật trong ngành, xử lý kịp thời các diễn biến của thị trường.

+ Nâng cao trình độ cán bộ:Các DNBH cần xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ DN, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như kế toán, quản lý rủi ro, thẩm định BH, chuyên viên định phí, trích lập dự phòng nghiệp vụ và chuyên gia đầu tư tài chính. Đối với một số lĩnh vực quan trọng như định phí, trích lập dự phòng nghiệp vụ, đầu tư tài chính, các DNBH nên thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để quản lý một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các DNBH Việt Nam với các DNBH thuộc các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và các nước thuộc khối ASEAN về đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin,...

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, đồng thời phải kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về kế toán trong mối quan hệ với các chính sách tài chính và thuế áp dụng cho DNBH.

- Chuẩn bị về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất: Đây là những điều kiện cần thiết để công tác kế toán được thực thi tốt, đáp ứng yêu cầu công cụ trợ giúp đắc lực cho quản lý.

Với những kiến nghị hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH và những nội dung, giải pháp thực hiện, chắc chắn hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kế toán quốc tế và hội nhập, mở cửa trong lĩnh vực KDBH.

Tóm lại, ở Chương 3, trên cơ sở phân tích về mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán BH, Luận án đi sâu nghiên cứu các nội dung hoàn thiện, bao gồm hoàn thiện các chế độ tài chính và thuế làm cơ sở hoàn thiện kế toán BH, kiến nghị các nội dung cơ bản cần quy định về các nguyên tắc kế toán, CMKT áp dụng cho DNBH. Đồng thời Luận án đã kiến nghị các vấn đề cụ thể cần hoàn thiện trong chế độ kế toán áp dụng cho DNBH cho phù hợp với từng giai đoạn, gồm: Tài khoản kế toán, phương pháp kế toán, sổ kế toán, BCTC và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị. Sau đó Luận án đã đưa ra các điều kiện cơ bản nhằm hoàn thiện kế toán BH trong xu thế mở cửa và hội nhập.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành BH và xu thế mở cửa, hội nhập là một đòi hỏi khách quan.

Theo mục đích đặt ra, Luận án đã đạt được những kết quả cụ thể sau: 1. Về mặt lý luận, luận án đã phân tích, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kinh doanh BH, xu thế hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của các vấn đề trên tới kế toán áp dụng cho DNBH. Từ đó, phân tích một cách có cơ sở khoa học các đặc điểm cơ bản của kế toán BH khác với kế toán các doanh nghiệp SXKD khác, đặc biệt là đối tượng kế toán, đối tượng cung cấp thông tin và đặc điểm BCTC của DNBH, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNBH. Về vai trò của kế toán, luận án chỉ rõ vai trò của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong quản lý hoạt động kinh doanh BH.

CMKT quốc tế về BH và kinh nghiệm của các nước có thị trường BH phát triển được đề cập trong luận án khá đa dạng, phong phú. Những nội dung chủ yếu đã được khái quát, từ đó rút ra những bài học có thể nghiên cứu, áp dụng cho Việt Nam. Đồng thời, Luận án khẳng định rằng, hoàn thiện hệ thống kế toán BH Việt Nam cần dựa trên cơ sở vận dụng CMKT quốc tế và thông lệ chung của các nước về kế toán BH.

2. Về mặt thực tiễn, Luận án đã phân tích thực trạng về kế toán BH ở Việt Nam hiện nay trên cả hai khía cạnh: Hệ thống kế toán và các chính sách tài chính, thuế có liên quan do Nhà nước quy định áp dụng cho DNBH và thực tế thực hiện ở DNBH hiện nay. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra được những ưu điểm, những tồn tại cơ bản cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong các DNBH. Điều đó, tạo tiền đề quan trọng và cần thiết cho việc đưa ra những phương án nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH.

mục tiêu, yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho DNBH, cũng như các điều kiện cơ bản để thực hiện các nội dung hoàn thiện đó. Để có cơ sở hoàn thiện kế toán BH, cần quán triệt quan điểm các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong chế độ tài chính, thuế có liên quan phải đi trước một bước, đặc biệt là yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán để Nhà nước quản lý và kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của DNBH. Các nội dung hoàn thiện kế toán BH gồm: Quy định các nguyên tắc kế toán, CMKT áp dụng riêng cho DNBH và các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán BH. Trong đó, CMKT áp dụng cho riêng DNBH gồm 5 đề xuất là doanh thu phí BH, chi phí khai thác BH, nợ phải trả về dự phòng nghiệp vụ, chứng khoán đầu tư, thuyết minh BCTC. Các vấn đề hoàn thiện chế độ kế toán BH được đề xuất theo từng giai đoạn cho phù hợp với định hướng chiến lược đổi mới công tác kế toán Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề: Tài khoản và phương pháp kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính.

4. Luận án cũng đưa ra và phân tích các nội dung hoàn thiện kế toán tài chính và kế toán quản trị, khẳng định rằng để quản lý tốt hoạt động kinh doanh BH thì ngoài việc thực hiện tốt kế toán tài chính, các DNBH còn cần phải xác định mô hình kế toán quản trị hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho việc điều hành, ra quyết định kinh doanh tối ưu.

Toàn bộ nội dung Luận án đã đáp ứng được yêu cầu và mục đích nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu phức tạp và điều kiện nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển đổi, cơ chế chính sách còn đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nên các vấn đề Luận án đề cập không thể giải quyết triệt để, nó sẽ được tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tế cho phù hợp với chính sách tài chính, thuế và thông lệ quốc tế về kế toán BH.

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ KẾ TOÁN BẢO HIỂM TRONG XU

THẾ MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP 4

1.1 Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm 4

1.1.1 Bảo hiểm và phân loại nghiệp vụ bảo hiểm 4

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm 9

1.1.3 Đặc điểm chi phí, doanh thu và dự phòng nghiệp vụ 13

Một phần của tài liệu tài liệu tái bảo hiểm, kế toán bảo hiểm và tổng quan về bảo hiểm (Trang 171 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)