Quá trình ra quyết định có sự tham

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn áp dụng đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) (Trang 114)

I was neither learning nor

Quá trình ra quyết định có sự tham

17Thời gian: Thời gian: 1 giờ 30 phút Phương pháp: Động não Thảo luận nhóm Vật liệu: 1. Giấy khổ lớn vẽ tiến trình tham gia. 2. Giấy khổ lớn vẽ 4 giá trị tham gia ¹ MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học viên:

ƒ Có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các cấp ra quyết định trong một quá trình tìm kiếm FPIC.

ƒ Có thể xác định các mức độ tham gia khác nhau vào quá trình ra quyết định trong một cộng đồng và liên hệ với bối cảnh của mình.

ƒ Có thể miêu tả 4 giá trị cốt lõi của sự tham gia trong mối liên hệ với một quyết định được thông qua có sự tham gia của các bên liên quan trong một cộng đồng và sự tìm kiếm FPIC.

ƒ Xác định được các chiến lược trọng yếu để cải thiện sự tham gia có hiệu quả ở cấp cộng đồng trong quá trình tìm kiếm FPIC cho REDD+.

CÁC BƯỚC

1. Giới thiệu buổi học với việc liên hệ lại 4 giá trị hỗ trợ FPIC. Giải thích rằng trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào quá trình ra quyết định có sự tham gia.

2. Đặt câu hỏi với cả nhóm về các cấp ra quyết định khác nhau trong quá trình tìm kiếm FPIC. Giải thích rằng điều bạn muốn biết là ai tham gia vào các loại quyết định nào (Các quyết định trong nội bộ một cộng đồng, các quyết định giữa các thành viên của cộng đồng, các quyết định giữa những người đứng đầu và những người lãnh đạo trong một cộng đồng và các quyết định giữa cộng đồng và người đề xuất dự án). Trình bày về các nhóm người khác nhau ở các cấp ra quyết định trong FPIC.

3. Trình bày sự tiến trình tham gia như đã được miêu tả trong tài liệu phát cho học viên bằng việc sử dụng các thẻ trên một đường thẳng trên bức tường. Hỏi cả nhóm các câu hỏi phản hồi sau đây:

ƒ Ý tưởng về FPIC phù hợp với công đoạn nào trong tiến trình này?

ƒ Ai là bên liên quan mạnh nhất?

ƒ Bạn có nghĩ rằng có thể có tình huống khi mà người đề xuất dự án REDD+ là một phần của quyết định có sự tham gia về triển khai dự án? Điều này có thể xảy ra trong điều kiện nào?

ƒ Liệu tiến trình này có thể áp dụng cho các quyết định trong nội bộ một cộng đồng hay không?

ƒ Nếu vậy, những ai sẽ được xếp loại như là bên liên quan quyền lực nhất trong cộng đồng?

ƒ Tại sao điều quan trọng là phải có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa các cấp này khi thiết kế một quá trình tìm kiếm FPIC?

4. Giải thích rằng trong phần này bạn muốn tập trung vào giá trị của việc ra quyết định có sự tham gia trong khuôn khổ của một cộng đồng là làm cách nào để có được nó. Nói cách khác, tất cả những người sử dụng rừng và người không có đất tham gia vào công đoạn nào của việc ra quyết định và liệu họ có đưa ra sự đồng thuận hay không, hoặc có từ chối đồng thuận hay không.

5. Động não nhanh tại sao chúng ta cần sự tham gia vào việc ra quyết định (chia sẻ trách nhiệm, thể hiện các mối quan tâm trong quyết định cuối cùng, tính bền vững…).

6. Trình bày 4 giá trị (sự tham gia đầy đủ, hiểu biết lẫn nhau, các giải pháp đồng bộ và trách nhiệm được chia sẻ) của việc ra quyết định có sự tham gia và liên hệ với các câu trả lời của học viên và bối cảnh của FPIC đối với REDD+.

7. Trả lời các câu hỏi mà các học viên có thể nêu ra, luôn liên hệ trở lại với ý tưởng đồng thuận hoặc không đồng thuận với REDD+.

8. Chia học viên thành 3 nhóm và đề nghị họ tưởng tượng rằng họ cần hướng dẫn ra quyết định liên quan đến FPIC cho dự án REDD+ ở cấp cộng đồng. Hãy đề nghị họ suy nghĩ xem điều gì sẽ giúp cho sự tham gia và điều gì sẽ cản trở sự tham gia. Hãy yêu cầu họ phân tích các nhận định của mình và xác định 3 chiến lược hàng đầu nhằm bảo đảm sự tham gia đầy đủ phản ánh 4 giá trị đã được giới thiệu trước đây.

9. Sau 30 phút, đề nghị mỗi nhóm trình bày các sơ đồ của mình và xem phần trình bày của các nhóm khác trên giấy khổ lớn. Nêu các câu hỏi sau đây cho toàn nhóm:

ƒ Điều gì giúp cho việc thúc đẩy sự tham gia ở cấp cộng đồng?

ƒ Điều gì cản trở sự tham gia ở cấp cộng đồng?

ƒ Chúng ta có chiến lược chung gì?

ƒ Chiến lược gì có sự khác biệt?

ƒ Ai chịu trách nhiệm bảo đảm cho việc tham gia toàn diện và tính đại diện ở cấp cộng đồng trong quá trình tìm kiếm FPIC?

ƒ Tại sao những người đề xuất dự án cần quan tâm tới mức độ tham gia ở cấp cộng đồng?

ƒ Những người đề xuất dự án có thể hỗ trợ gì?

10. Sau khi suy nghĩ và phản hồi, quay trở lại với các cấp ra quyết định trong quá trình FPIC và nhấn mạnh rằng phần này tập trung vào việc bảo đảm ra quyết định có sự tham gia trong một cộng đồng. Hãy giải thích rằng FPIC được thiết kế để chuyển dịch cán cân quyền lực từ người ngoài cho cộng đồng khi thông

qua một quyết định về REDD+. Quyền nói “có” hoặc nói “không” trong bối cảnh FPIC thuộc về những người có quyền – cộng đồng.

NHỮNG ĐIỀU GIẢNG VIÊN CẦN LƯU Ý

Rất có thể các học viên sẽ nhầm lẫn giữa các cấp và các giá trị. Điều quan trọng là phải kiểm tra ngay từ đầu của phần này xem học viên có hiểu được sự khác biệt giữa quyết định đưa ra sự đồng thuận ở cấp cộng đồng và giữa những người đề xuất dự án và cộng đồng bởi vì dường như đây là những quá trình có sự khác biệt nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn áp dụng đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)