I was neither learning nor
Những thách thức?
Ý tưởng đằng sau REDD và REDD+ có thể đơn giản nhưng trong thực tế khi triển khai sẽ gặp phải nhiều thách thức.
Một số thách thức chính đã được xác định như sau:
Bổ sung - REDD+ chỉ áp dụng đối với những tài nguyên rừng đang bị đe dọa,
và ngân sách REDD+ được sử dụng ở những nơi cần phải gia tăng các biện pháp bảo vệ để tránh sự đe dọa này. Một trong những chỉ trích chủ yếu đối với REDD+ là rất khó ước tính và xác định một cách chính xác mức độ mất rừng và suy thoái rừng trong 30 năm tới ở một khu rừng nào đó. Nếu không ước tính chính xác được vấn đề này - thông qua tính toán kịch bản ban đầu cho việc sử dụng rừng trong tương lai – thì lượng tín chỉ carbon được trả từ việc bảo vệ rừng sẽ chỉ là dự đoán.
Để vượt qua thách thức này, phương pháp REDD+ tự nguyện đã được thiết kế giúp các nhà khoa học tính toán kịch bản ban đầu chính xác hơn, sau đó được xác nhận bởi bên thứ ba, tuy nhiên một số nhà quan sát vẫn cho rằng như vậy là chưa đầy đủ. Tính toán giá trị gia tăng cũng trở nên khó khăn hơn khi áp dụng REDD+ ở quy mô tỉnh hoặc quốc gia.
Sự rò rỉ - Một trong những chỉ trích khác về REDD+ là khi áp dụng các biện pháp bảo vệ ở một khu vực rừng thuộc dự án thì áp lực phá rừng sẽ tăng lên ở những khu rừng khác trong cùng một nước đó hoặc giữa các quốc gia. Do đó, phương pháp REDD+ cần nỗ lực xem xét vấn đề này bằng cách đưa cả ‘vùng đệm’ rò rỉ vào trong tính toán lượng carbon, tuy nhiên ở cấp quốc gia hoặc quốc tế, tính toán sự rò rỉ này sẽ khó khăn hơn. Câu hỏi mang tính đạo đức đặt ra cho việc chuyển áp lực phá rừng từ vùng này sang vùng khác và tác động của việc này lên môi trường và các cộng đồng bị ảnh hưởng như thế nào.
Rủi ro về tham nhũng và quản lý ngân sách kém - nhiều người thực sự
quan ngại rằng, ngành lâm nghiệp đã có lịch sử là ngành rất dễ xảy ra hối lộ, tham nhũng và quản lý ngân sách kém. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng tăng ngân sách cho ngành lâm nghiệp có thể sẽ làm cho những vấn đề này trầm trọng hơn, mặc dù một số khác thì cho rằng REDD+ sẽ tạo cơ hội để cải thiện cơ cấu quản trị và giải quyết vấn đề tham nhũng nói chung.
Quyền hưởng dụng đất và carbon - để xây dựng dự án REDD+, các cơ
quan đề xuất và cộng đồng tham gia cần phải làm rõ quyền hưởng dụng đất và quyền đối với tài nguyên rừng dự kiến trong dự án. Đây là một quá trình khó khăn và kéo dài ở các quốc gia có rừng nhiệt đới, nơi mà hưởng dụng đất thường không rõ ràng và quản trị không hiệu quả. Trong một số trường hợp, quyền hưởng dụng đất theo phong tục tập quán của người dân bản địa và cộng đồng phụ thuộc vào rừng thường không được chính phủ công nhận, và vì vậy trở thành một trong những trở ngại cho tiến trình thực hiện REDD+. Tuy nhiên, một số nhà phân tích REDD+ đề xuất rằng nguồn ngân sách dành cho REDD+ sẽ tạo cơ hội nhằm đẩy mạnh quá trình đăng ký sử dụng đất và giúp cho cộng đồng xác định quyền hưởng dụng đất của họ một cách hợp pháp.
Bảo đảm an toàn xã hội - Nhiều bên liên quan đang kêu gọi chính phủ các
nước và những người xây dựng dự án phải đảm bảo thực hiện REDD+ chỉ khi có các biện pháp an toàn xã hội. Điều này đã được công nhận vào năm 2010 trong Thỏa thuận Cancun, tất nhiên cần có quá trình thực hiện một cách cẩn trọng. Cần thiết phải thực hiện thành công các biện pháp an toàn xã hội nhằm chắc chắn rằng REDD+ sẽ không dẫn đến việc cộng đồng phải di chuyển đi nơi khác, giảm quyền tiếp cận tài nguyên rừng của họ và dẫn đến làm giảm quyền lợi của cộng đồng được hưởng từ REDD+.
Theo dõi, báo cáo và xác minh (MRV) - rất ít chính phủ các nước có rừng
nhiệt đới có đủ nguồn nhân lực và năng lực kỹ thuật để thực hiện công tác theo dõi, báo cáo và xác minh lượng carbon lưu giữ trong rừng ngoài khuôn khổ dự án. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống MRV cấp quốc gia hoặc cấp thấp hơn là rất quan trọng đối với các nước có khả năng thực hiện REDD+ vì nó cho thấy tính ‘bền vững’ của tín chỉ carbon. Do đó, cần nỗ lực nâng cao năng lực tổ chức thực hiện MRV, và đây là vấn đề trọng tâm mà một số nhà tài trợ chính của REDD+quan tâm.
Nguồn kinh phí từ đâu? - Cho đến nay vẫn chưa rõ nguồn kinh phí rất lớn để
thực hiện REDD+ này sẽ lấy từ đâu. Không có cam kết thực sự sau thỏa thuận Kyoto, thị trường của tín chỉ carbon trong REDD+ sẽ chủ yếu là tự nguyện, dựa vào thị trường carbon trong nước, bao gồm REDD+ (ví dụ California, Úc). Hiện nay có một số tổ chức có tầm ảnh hưởng đang ủng hộ phương pháp tiếp cận thị trường đối với REDD+, và các thương thuyết quốc tế vẫn chưa thống nhất sẽ sử dụng phương pháp thị trường Hay phương pháp quỹ.