chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian)
Khái niệm về “vòng quay quốc tế có lợi” (BIC) được Wang Jian, nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc đưa ra nhằm đưa ra các chính sách quản lý để phát triển kinh tế vùng ven biển Trung Quốc theo hướng chuyển dịch ngành của vùng ven biển với bốn tư tưởng chính là: (1) Tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động xuất khẩu; (2) Các ngành công nghiệp nên tìm kiếm nguyên vật liệu và thị trường cho các sản phẩm của mình ở nước ngoài để thu ngoại tệ và tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu; (3) Các ngành công nghiệp nên sử dụng ngoại tệ đã thu để thu hút hơn nữa vốn và kỹ thuật nước ngoài cho việc phát triển công nghiệp nặng; (4) Khi phát triển cộng nghiệp nặng trong nước đã hoàn chỉnh, nhà nước Trung Quốc sẽ có thể sử dụng vốn để phát triển trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp.
Theo BIC thì lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng duyên hải của Trung Quốc được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tới 30 năm, được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, ưu tiên phát triển công nghiệp, sử dụng nhiều lao động và định hướng xuất khẩu ở các vùng ven biển. Đây là giai đoạn đòi hỏi phải tập trung xây dụng cơ sở hạ tầng các vùng ven biển và nội địa làm cơ sở nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu. Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.
Giai đoạn 2, đưa các sản phẩm sản xuất nội địa xuất khẩu tới các thị trường quốc tế. Ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sẽ chủ yếu được sử dụng để phát
triển cơ sở hạ tầng của công nghiệp cơ bản, công nghiệp tập trung vốn. Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.
Giai đoạn 3, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí có giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn này, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ giảm, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có hàng lượng vốn và kỹ thuật cao tăng. Sản phẩm xuất khẩu sẽ có khả năng cạnh tranh cao.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải của Trung Quốc theo nguyên tắc “vòng quay quốc tế có lợi” là bắt đầu từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao và định hướng xuất khẩu rồi tiến tới các ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng vốn lớn.