Quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 111)

a) Những thành tựu đạt được

Công tác quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam đã từng bước được phát triển và hoàn thiện từ chính sách phát triển, hệ thống pháp luật, quy hoạch phát triển, cơ quan quản lý,… Hệ thống cảng biển của Việt Nam được phát triển tập trung theo cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh; miền Nam tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nhà Trang; miền Nam tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng các cảng biển và hình thành được 3 trung tâm cảng ở cả ba miền. Nhiều cảng biển của Việt Nam đã trở thành các cửa ngõ quốc tế thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài, cụ thể như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa-Vũng Tàu (khu vực Cái Mép-Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong-Khánh Hòa.

Mô hình quản lý cảng biển Việt Nam

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng biển thì mô hình quản lý cảng biển của Việt Nam cũng đang từng bước thay đổi theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Tính tới năm 2012 thì quản lý Nhà nước về hệ thống cảng biển Việt Nam chịu sự quản lý chung của Bộ Giao thông Vận tải (Cục Hàng Hải) nhưng cũng đồng thời chịu sự quản lý của các bộ ngành liên quan khác đối với các cảng chuyên dụng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng,… Bên cạnh đó, các cảng còn chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

Theo tiêu trí chung về quản lý cảng biển trên thế giới, thì Cơ quan quản lý cảng biển Việt Nam là sự kết hợp một số loại hình sau: + Cơ quan quản lý cảng là công ty công cộng nhà nước: Hiện nay, hầu hết các cơ quan quản lý cảng biển Việt Nam tổ chức theo hình thức doanh nghiệp nhà nước. + Cơ quan quản lý cảng là một tổ chức của chính quyền địa phương: Các cảng biển của địa phương được đầu tư và chịu sự quản lý của địa phương, mà cụ thể là chịu sự điều hành của Sở Giao thông Vận tải. +Cơ quan quản lý cảng biển là công ty tư nhận: Đây là trường hợp các cảng biển chuyên dụng của Việt Nam liên doanh với nước ngoài. Cơ quan quản lý các cảng này được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luận Đầu tư Nước ngoài. + Cơ quan quản lý cảng là chính quyền cảng: Đây được coi là mô hình quản lý cảng tiên tiến, hiện đại đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, thống nhất về quản lý phát triển hệ thống cảng biển (Mô hình này được khá nhiều nước sử dụng như Singapore, Trung Quốc,...). Hiện nay, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo mô hình này với thí điểm đầu tiên là cảng Vũng Áng.

b) Những vấn đề còn tồn tại

Hệ thống cảng biển của Việt Nam phát triển “vừa thừa lại vừa thiếu”, đồng thới mang tính tự phát và tính cục bộ địa phương. Việt Nam có một hệ thống cảng biển dầy đặc, gần như địa phương nào ven biển cũng có cảng biển, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của một cảng biển quốc tế, cụ thể là:

- Quy hoạch và quản lý cảng biển Việt Nam chưa đáp ứng với yêu cầu, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ khiến chi phí vận tải biển của ta luôn ở mức cao.

- Mất cân đối trong phát triển hệ thống cảng. Cụ thể như nhóm cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải được đầu tư nhiều chưa hoạt động hết công suất thì cảng Hải Phòng đang quá tải thì hầu hết các cảng ở miền Trung cũng hoạt động dưới công suất.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là việc xây dựng cảng ở nhiều nơi do dự báo không sát với thực tế dẫn tới tình trạng “cảng chồng cảng”. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ ngành trung ương với các địa phương chưa còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất khiến nhiều cảng không đủ lực vươn lên tầm cỡ khu vực.

- Thiếu bến cho tàu tải trọng lớn, nhất là bến dành cho tàu chở công ten nơ. Theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, gần 70% bến tại các cảng chỉ đáp ứng cho tàu tải trọng dưới 20.000DWT, quá thiếu bến cho tàu lớn, đặc biệt là từ 50.000DWT trở lên chỉ chiếm 1,37%.

- Thiết bị bốc xếp còn khá lạc hậu dẫn tới năng suất xếp dỡ chỉ bằng một phần hai so với các cảng tiên tiến.

- Hạ tầng giao thông kết nối với cảng cũng không đồng bộ. Minh chứng rõ ràng nhất là Quốc lộ 5 ở phía Bắc đã hư hỏng, quá tải đối với xe chở công ten nơ ra vào cảng Hải Phòng, trong khi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thì chậm tiến độ thi công. Ở phía Nam, đường từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái thì luôn chật cứng xe công ten nơ nối đuôi nhau.

- Cảng biển Việt Nam còn chưa tương xứng với vị thế của Việt Nam là nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Theo xếp hạng của IAPH, năm 2011, Việt Nam chỉ có duy nhất một cảng đứng thứ 29 trong số 50 cảng biển lớn nhất thế giới về bốc dỡ công ten nơ. Trong khi đó xếp hạng của các cảng ở những quốc gia trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc và Singapore còn cao hơn Việt Nam rất nhiều.

Đơn vị: triệu TEU

Nguồn: The Journal of Commerce, August 20-27, 2012 (worldshipping.org)

Hình 3.1: Xếp hạng cảng biển thế giới theo tiêu chí số hàng qua cảng

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)