Tranh chấp biển đảo Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 138)

Hiện vấn đề tranh chấp biển đảo của Việt Nam với một số nước trong khu vực còn nhiều tranh cãi. Biển Việt Nam hiểu theo nghĩa là vùng nằm trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế thì bao gồm biển Đông, Vịnh Bắc Bộ và Vịnh

Thái Lan. Với không gian biển này thì hiện tại Vịnh Bắc Bộ đã được Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, do đó đây là khu vực có thể coi là tương đối ổn định cho du Hiệp định này có hay không những vấn đề còn tranh cãi. Khu vực biển phía Nam Việt Nam là Vịnh Thái Lan cũng được coi là nơi tương đối ổn định và ít xẩy ra tranh chấp, chỉ có Biển Đông là còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nhiều tới phát triển kinh tế biển Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng lớn tới kinh tế hàng hải, khai thác khoảng sản (đặc biệt là dầu khí), đánh bắt hải sản và hòa bình trên biển Đông.

Tranh chấp trên biển Đông chủ yếu tập trung vào hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Có thể thấy diễn biến phức tạp trên biển Đông như sau:

Thời phong kiến

Từ thời phong kiến (trước khi pháp xâm lược Việt Nam), thì hai hai quan đảo Trường Sa và Hàng Sa đã thuộc sự quản lý của các Triều Đại nhà Nguyễn. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều các thư tịch, các tấm bản đồ cổ do các triều đại phong kiến cũ để lại và các bản đồ do các nước phương Tây vẽ lại (Xem phụ lục 11 và 12). Hai bản đồ An Nam đại quốc họa đồ (1838) và Đại Nam nhất thống toàn đồ (1840) thể hiện khá đầy đủ tình hình bờ biển - biển Đông - hải đảo Việt Nam thời kỳ đó.

Thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1858, người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và từng bước thay mặt Việt Nam cai quản toàn bộ lãnh thổ, vùng biển, hải đảo. Pháp đã thực hiện củng cố chủ quyền Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mở rộng phát triển ngành hàng hải để cướp bóc tài nguyên của Việt Nam, áp dụng luật về biển của chính quốc đối với thuộc địa.

Pháp đã thực hiện quản lý biển Việt Nam bắt đầu bằng việc vẽ bản đồ Việt Nam theo kỹ thuật khoa học hơn cho đúng kinh tuyến và vĩ tuyến. Về phần bờ biển và hải đảo, Pháp trao nhiệm vụ cho hải quân Pháp (Service hydrographique de la Marine) đo đạc và thực hiện các đồ bản. Những bản đồ này ghi cả độ sâu gần khắp biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2, vẽ rõ bờ biển Biển Đông và hải đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện từ 1884 đến 1930.

Tại Việt Nam, năm 1922 bắt đầu thành lập Viện Hải dương học tại Nha Trang nghiên cứu về các sinh vật biển, đặc biệt là cá biển vùng ven biển Việt Nam.

Trong thời kỳ này, Pháp còn thực hiện việc quản lý biển đảo Việt Nam bằng các quy định pháp lý, như Nghị định ngày 9/12/1926 quy định lãnh hải đánh cá của Việt Nam rộng ba hải lý, Nghị định ngày 22/9/1936 quy định lãnh hải Việt Nam về mặt đánh cá rộng 20 km. Tới năm 1948, chính quyền Pháp quy định lãnh hải Việt Nam rộng ba hải lý, vùng đánh cá rộng 30 km và vùng tiếp giám lãnh hải 20 km tính từ ngấn nước triều thấp nhất. Cho tới năm 1945, Việt Nam đã mở rộng chủ quyền và quyền tài phán của mình ra tất cả các vùng biển theo quy định của UNCLOS trừ vùng thềm lục địa33.

Giai đoạn chia cắt hai miền Bắc - Nam: Từ 1945 - 1975

Trong giai đoạn này, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc - Nam. Miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây cũng là giai đoạn xẩy ra tranh chấp bằng vũ lực trên biển, đặc biệt là ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hiệp định Genève, 1954, lấy vĩ tuyến 17, Sông Bến Hải chia Việt Nam ra làm 2 miền. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc, Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau là Việt Nam Cộng hòa. Sau hiệp đinh Genève, Mỹ can thiệp quân sự ngày càng sâu vào Việt Nam.

Về chủ quyền biển đảo

Năm 1946, Pháp tái chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ (Nằm giữa Vịnh Bắc Bộ). Năm 1949, Quốc dân đảng (Trung Quốc) thua trận chạy ra Đài Loan và chiếm Bạch Long Vĩ. Tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đánh chiếm đảo. Ngày 16/01/1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.

Tháng 4 năm 1956: Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Trung Quốc bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân.

Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 quy

33 Nguyễn Hồng Thao (2008),Công ước Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

định. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ đó cho đến nay.

Trong giai đoạn này, Chính quyền Miền Nam - Việt Nam Cộng hòa cũng đã có các hoạt động cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Miền Bắc

Trong thời kỳ này, chính sách quản lý biển của Miền Bắc tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và hỗ trợ đấu tranh của đồng bào Miền Nam. Kinh tế biển mới chỉ dừng lại ở việc khai thác đánh bắt thủy hải sản trên cơ sở sở hữu công hữu với các hợp tác xã và đoàn tàu đánh cá. Các cơ sở nghiên cứu biển cũng bắt đầu được thành lập ở Hải Phòng. Bên cạnh việc quản lý phát triển kinh tế biển, Miền Bắc còn bí mật mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển để chi viện cho chiến trường Miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Về hợp tác quốc tế, trong thời kỳ này, Việt Nam đã ký với Trung Quốc các hiệp định về nghề cá 1957, 1960, 1963 và Hiệp định nghiên cứu biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 1961.

Miền Nam

Chính quyền Miền Nam thực hiện quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chính quyền Miền Nam cũng đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng khái niệm nghề cá và thềm lục địa như đã có các tuyên bố về biện pháp bảo vệ lãnh hải ngày 27/4/1965, tuyên bố mở rộng phạm vi đánh bắt cá đến 50 hải lý ngày 1/4/1972, ban hành Nghị định ngày 9/6/1971 phân thềm lục địa Việt Nam thành 33 lô và tiến hành đấu thầu một số lô cho các công ty dầu mỏ nước ngoài vào thăm dò khai thác.

Về hợp tác quốc tế, Chính quyền Miền Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển tại Genève.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4 năm 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã tiếp tục quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ tay chính quyền Miền Nam Việt Nam.

Giai đoạn: Từ 1975 đến nay

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 năm 1975), hai miền Bắc-Nam được thống nhất nhưng vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc vẫn chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1974 cho tới nay.

Tới 14/3/1988 Trung Quốc tiếp tục chiếm (5 bãi đá) thuộc quần đảo Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc dung vũ lực cưỡng chiếm đảo đá Vành Khăn lúc đó đang do Philipin kiểm soát34. Tại quần đảo Trường Sa, hiện Việt Nam đang chiếm 21 đảo, bãi đá ngầm và đảo chìm; Philippin đang chiếm 9; Malaysia đang chiếm 5; Đài Loan đang chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo; Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm và bãi cát ngầm.

Bảng 3.3: Các khu vực hiện nay đang bị chiếm đóng tại Quần đảo Trường Sa

Các bên ra yêu sách Các đảo hiện đang bịchiếm đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng quân được triển khai tại các điểm

chiếm đóng Việt Nam 21 900-1000 Trung Quốc 7 900-1000 Đài Loan 1 500-600 Malaysia 5 230-330 Philippin 9 60-70 Brunel 0 0

Nguồn: Viện nghiên cứu Hòa bình, Xung đột và Khủng bố Philippin, Trung tâm nghiên cứu Tình báo và An ninh Quốc gia Philippin, 2009.

Hiện 21 đảo của Việt Nam ở Trường Sa đực gộp thành một huyện trực thuộc tỉnh Khánh Hòa theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam được ban hành vào tháng 4 năm 2007. Huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn. Năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức bầu cử tại huyện đảo này.

Năm 1982, Việt Nam cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng sau này thuộc Đà Nẵng ngày 23/1/1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Tuy

34Global Security (truy cập ngày 27/4/2011),Military Clashes in the South China Sea

nhiên, trên thực tế thì toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đang chịu sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau cuộc hải chiến Hoàng Sa với quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Việt Nam đang tiếp tục đấu tranh hòa bình để khẳng định chủ quyền toàn bộ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên việc giữ ổn định trên biển Đông là điều không dễ ràng bởi gần đây Trung Quốc đã có nhiều hành động gặp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực cũng như thế giới. Những sự kiện gần đây đang nổi lên trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chẳng hạn như tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam trong năm 2007; tàu của Trung Quốc quấy rối cuộc khảo sát đại dương của Mỹ (tàu USNS Impeccable) trong năm 2009, sự kiện tuyên bố về đường lưỡi bò của

Trung Quốc.

Trong năm 2011, những căng thẳng gia tăng khi tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc thâm nhập vùng biển lãnh thổ của Việt Nam phá hủy thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 (tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) hoạt động trong các khu vực miền Trung của Việt Nam. Vụ việc diễn ra trong khu vực cách đầu của Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ có 120 dặm. Ngày 09 Tháng 6 năm 2011, hai tuần sau sự cố tàu Bình Minh 02, tàu đánh cá của Trung Quốc được hỗ trợ bởi một số các tàu giám sát hàng hải Trung Quốc lao vào cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Viking II. Sự việc diễn ra trong khu vực trong vòng 200 dặm của thềm lục địa của Việt Nam. Tháng 11 năm 2012, Trung Quốc lại đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu đã vấp phải sự phản đối mãnh liệt từ phía Việt Nam và nhiều nước khác.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 138)